“Lời chào cao hơn mâm cỗ” em hiểu câu nói này như thế nào
“Lời chào cao hơn mâm cỗ” em hiểu câu nói này như thế nào
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói ” lời chào cao hơn mâm cỗ” này như thế nào?
Mở bài “Lời chào cao hơn mâm cỗ” em hiểu câu nói này như thế nào
Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp được lưu giữ và phát huy từ đời này sang đời khác. Bản chất con người Việt Nam rất thân thiện và hiếu khách. Các cụ thường có câu ” lời chào cao hơn mâm cỗ” cho thấy được tuy rằng dù không thân thiết nhưng những ” lời chào ” luôn được đề cao, nó giúp cho mọi người có thêm cách thân thiết và hiểu nhau hơn.
Thân bài “Lời chào cao hơn mâm cỗ” em hiểu câu nói này như thế nào
Khi lớn lên chúng ta đi học, các ông bà thường nói câu “Kính trên, nhường dưới” đối với người lớn tuổi hơn khi gặp mình cần chào hỏi lễ phép, đối với người ít tuổi cần nhường nhịn. Qua câu ” lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm muốn nói rằng sự quan trọng của lời chào, chúng ta gặp người lớn chào hỏi trước, không chỉ cho họ thấy mình là một con ngoan được giáo dục tốt, có đạo đức tốt, câu nói thể hiện được ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào, ở đây chính là lời chào hỏi nhau người thân quen gặp mặt nhau. Gặp lần đầu tiên dù chưa quen biết cũng cần có những lời chào chân tình, thân thiện cho người đối diện thấy được tấm lòng và lấy được sự thiện cảm. Qua câu nói trên ” cao hơn mâm cỗ” thấy được lời chào còn sang trọng hơn mâm cỗ. “Mâm cỗ” chính là biểu tượng của các giá trị vật chất, sự sang trọng của con người, nhấn mạnh được tầm quan trọng của lời chào nó còn cao quý và sang trọng hơn. Đó là những câu mà các cụ muốn dăn dạy các con các cháu để làm sao sống cho tốt.
Không những vậy lời chào còn thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào ai cũng thấy vui vẻ, gần gũi mà người xung quanh dành cho mình. Đáp lại những lời chào ấy người trên cũng thể hiện tôn trọng với người dưới. Từ đây cho thấy văn hóa chào hỏi rất được chú trọng với bất kỳ ai, bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm và giữ gìn phép lịch sự đó. Qua những lời chào hỏi cho thấy được tình cảm gần gũi, chữ tình trong đó. “lời chào hỏi” chính là một nét văn hóa mang đậm sắc riêng của người Việt Nam chúng ta
Ông cha ta có câu ” lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” cũng phản ánh đến cách ăn nói, cư xử, khéo léo của con người, lựa chọn những lời nói đúng, dễ nghe đi vào lòng người trong giao tiếp, như vậy vừa gắn chặt thêm tình người cũng tránh được những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc nói chuyện.
Ngày nay khi xã hội càng phát triển, công nghệ hiện đại dần dần con người ít tiếp xúc, nhiều đứa trẻ bị trầm cảm không muốn tiếp súc với ai, nghiện trong thế giới ảo. Gây ra nhiều hành vi trái với truyền thống, nhiều đứa trẻ còn đang dần quên cách chào, chúng sống một cách vô cảm, là một thanh niên, thế hệ mới vì vậy mà chúng ta cần thay đổi những hành động như vậy, các bạn cần hiểu được tầm quan trọng của lời chào hỏi. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để truyền lại cho đời sau. Tuy rằng câu chào hỏi rất đơn giản, và nhỏ nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa, thể hiện được nhân cách của một con người, nó còn “cao hơn mâm cỗ” mong rằng mỗi gia đình cần có cách giáo dục cho con em mình để giữ gìn những truyền thống ấy, không bị mất dần đi. Đừng để cho xã hội trở nên “vô cảm” cả ngày không nói với nhau câu nào, trẻ em ra đường gặp người lớn tuổi không biết chào hỏi. Cần học cách văn hóa ứng xử, biết nở nụ cười và đặc biệt là chào hỏi.
Nước ta nhiều năm nay lượng khách du lịch rất nhiều, không chỉ vì có nhiều phong cảnh đẹp mà còn do con người Việt Nam rất hiếu khách, đó cũng là một trong những lựa chọn mà người nước ngoài muốn tới mỗi khi đi du lịch.
Kết luận bài văn: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” em hiểu câu nói này như thế nào
Vì vậy mà mỗi người cần có những hành xử làm sao cho phù hợp, ý thức được trong lời nói của mình, cần rèn luyện một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết tôn trọng người xung quang góp phần giúp xã hội ngày càng văn minh và tươi đẹp hơn.
Theo Nhungbaivanhay.vn