Bài thơ Qua đèo ngang đã thể hiện nỗi nhớ nước nhà như thế nào


Bài thơ Qua đèo ngang đã thể hiện nỗi nhớ nước nhà như thế nào

Hướng dẫn

Đề bài: Bài thơ Qua đèo ngang của Bà huyện thanh quan đã thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của chính tác giả như thế nào?

Mở bài Bài thơ Qua đèo ngang đã thể hiện nỗi nhớ nước nhà như thế nào

Nỗi nhớ nhà là đề tài được nhiều nhà thơ chọn để sáng tác. Nhắc đến đề tài này chúng ta sẽ nhớ đến tác phẩm Qua đèo ngang của bà Huyện thanh quan – là một nữ thi sỹ đa tài. Bài thơ được viết theo thể đường luật với nội dung viết về tình yêu quê hương đất nước của Bà huyện thanh quan

Thân bài Bài thơ Qua đèo ngang đã thể hiện nỗi nhớ nước nhà như thế nào

Là một yêu quê hương đất nước tha thiết, trong một lần xa quê hương bà đã viết ra bài thơ này. Mở đầu bài thơ là khung cảnh Đèo Ngang:

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây xen đá lá xen hoa

‘Xế tà’ là không gian chiều tà khi hoàng hôn dần buông xuống, màu sắc trong xanh của ban ngày lắng xuống thay vào đó là sắc đỏ hồng bao trùm không gian. Đây là khoảng thời gian con người ta trở về nhà sum với gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi.Chính tại thời điểm này cùng với không gian hiu quạnh của Đèo Ngang làm cho tác giả chợt buồn man mác nhớ về quê hương mình. Câu thơ thứ hai có sự hiệp vần ‘tà, lá, đá,hoa’ và cặp tiểu đối ‘cỏ cây chen đá /lá xen hoa’. Nó đã khiến không gian trở nên um tùm bởi cỏ, lá,hoa song nó còn tạo ra cảm giác cô quạnh trống vắng. Trong khung cảnh rợp ngợp trống vắng ấy thì thu vào mắt bà Huyện thanh quan là hình ảnh sinh hoạt của con người nơi đây.:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Dường như không gian nơi đây trở nên ấm áp hơn khi có sự xuất hiện của con người. Hình ảnh chú tiều lom khom rồi mấy chợ bên sông vẫn không thể làm cho cảm giác trống vắng mất đi mà còn tăng thêm sự cô đơn lạc lõng của người xa quê. Câu nói ‘ người buồn cảnh có vui đâu bao giờ’ thật đúng trong lúc này. Sang đến 4 câu thơ tiếp theo, sự cô đơn lạc lõng đã biến thành nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết cồn cào:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia’

Lúc này nỗi nhớ nhà, nhớ quê trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tác giả sử dụng tiếng kêu của con chim quốc để nói lên nỗi lòng của mình bởi tiếng kêu của nó ‘quốc quốc’ chính là hướng về tổ quốc, quê hương. Hay tác giả còn sử dụng thuật đảo ngữ. chơi chữ để thể hiện nỗi nhớ mong da diết của mình. Bà không chỉ nhớ quê hương đất nước mà còn nhớ ngôi nhà, gia đình nhỏ của mình. Ta có thể được tình cảm của bà thông qua 2 câu thơ trên.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Xa nhà xa quê phải đến một nơi hoàn toàn xa lạ, lạ lẫm tác giả có một chút gif đó lặng cảm xúc của mình lại trước không gian nơi đây. Sự cô đơn, lạc lõng lại bao vây tác giả ‘ta với ta ‘, dường như tác giả đang cần người chia sẻ cần người thân của mình nhưng rốt cuộc thì không có ai cả. Nỗi nhớ nhà trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra - Văn mẫu lớp 7

Kết luận bài văn Bài thơ Qua đèo ngang đã thể hiện nỗi nhớ nước nhà như thế nào

Bài thơ Qua đèo ngang đã diễn tả hết những cảm xúc của tác giả khi phải xa quê hương mình. Nỗi nhớ nước thương nhà chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Nó giúp người đọc sống lại cảm giác đó và hiểu thêm phần nào tính cách của bà Huyện thanh quan. Một con người tình cảm luôn nhớ về quê hương đất nước mình.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan