Bình giảng đoạn thơ: Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu… trong bài Tràng giang của Huy Cận


Bình giảng đoạn thơ: Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu… trong bài Tràng giang của Huy Cận

Hướng dẫn

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Tràng Giang” là tiếng lòng thiết tha cũng đầy sầu muộn, cô đơn của nhà thơ Huy Cận trước cuộc đời, vũ trụ rộng lớn. Xuyên suốt bài thơ là nỗi buồn miên viễn cùng tâm trạng đơn độc, lạc lõng của nhà thơ trước không gian rợn ngợp của sông dài, trời rộng.

2. Thân bài

– Không gian rộng lớn, tịch mịch đến lặng người của cồn nhỏ, những dấu hiệu mờ nhạt của sự sống xung quanh đã xoáy sâu vào nỗi cô đơn, tô đậm thêm trạng thái lạc lõng giữa cuộc đời của thi sĩ.

– Hình ảnh “cồn nhỏ” đã gợi liên tưởng đến những bãi cồn nhỏ vắng lặng trên dòng sông.

– -> Câu thơ gợi ra không gian vắng lặng đến rợn người,. khung cảnh u buồn nhuốm vẻ đìu hiu, tàn tạ càng khắc sâu nỗi buồn của nhân vật trữ tình.

– từ láy “lơ thơ, đìu hiu” để tăng hiệu quả tạo hình, vừa diễn tả được những tâm trạng cô đơn, phức tạp của nhân vật trữ tình.

– Tiếng làng xa ở đây không phải âm vọng của cuộc sống thực mà nó được vọng lên từ tâm tưởng, từ khát khao cháy bỏng của nhà thơ.

–> Nhà thơ như đang mải miết kiếm tìm những âm thanh, dấu hiệu của cuộc sống nhưng bất lực trong sự trăn trở khôn xiết “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”.

Xem thêm:  Hãy tả lại cảnh biển để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất

– Hai câu thơ sau của khổ thơ đã gợi mở không gian đa chiều với những hình ảnh ấn tượng: nắng xuống, trời lên, sông dài, bến vắng.

– Không gian dường như được mở rộng ra cực độ, theo đỗi nỗi sầu của nhân vật trữ tình cũng được lan tỏa đến vô cùng mà không gì có gì có thể xoa dịu được.

– Trong câu thơ thứ ba, đến câu thơ thứ tư, việc sử dụng dấu phẩy ngắt câu thơ thành ba phần đã tách biệt ba hình ảnh thành những sự vật độc lập: sông dài, trời rộng, bến cô liêu.-> mà tính chất đơn độc, phân li của cảnh vật càng được tô đậm thêm.

– “Chót vót” được sử dụng rất đắt khi không chỉ diễn tả được độ cao của bầu trời mà còn thể hiện được tâm trạng rợn ngợp, chới với của con người khi đối diện với cái cao rộng, hun hút của thiên nhiên vũ trụ.

3. Kết bài

Thông qua việc miêu tả cảnh vật ở bến đò Chèm, tác giả Huy Cận đã thể hiện đến tận cùng của nỗi cô đơn, lạc lõng của con người trước dòng đời, thời thế hỗn loạn của thực tại.

II. Bài tham khảo

“Tràng Giang” là tiếng lòng thiết tha cũng đầy sầu muộn, cô đơn của nhà thơ Huy Cận trước cuộc đời, vũ trụ rộng lớn. Xuyên suốt bài thơ là nỗi buồn miên viễn cùng tâm trạng đơn độc, lạc lõng của nhà thơ trước không gian rợn ngợp của sông dài, trời rộng. Nỗi buồn này được thể hiện rõ nét thông qua khổ thơ thứ hai của bài thơ.

Không gian rộng lớn, tịch mịch đến lặng người của cồn nhỏ, những dấu hiệu mờ nhạt của sự sống xung quanh đã xoáy sâu vào nỗi cô đơn, tô đậm thêm trạng thái lạc lõng giữa cuộc đời của thi sĩ:

Xem thêm:  Tả chị bán hàng đang làm việc ở cửa hàng bách hóa hoặc siêu thị

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

Hình ảnh “cồn nhỏ” đã gợi liên tưởng đến những bãi cồn nhỏ vắng lặng trên dòng sông. Câu thơ gợi ra không gian vắng lặng đến rợn người,. khung cảnh u buồn nhuốm vẻ đìu hiu, tàn tạ càng khắc sâu nỗi buồn của nhân vật trữ tình, hay chính nỗi buồn sự cô đơn, lạc lõng với khát khao cháy bỏng được nghe những tiếng vọng thân thiết của cuộc đời đã nhuốm màu tâm trạng cho cảnh vật đúng như nhà thơ Nguyễn Du từng viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng sinh tình

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Có thể nói tác giả Cù Huy Cận đã rất khéo léo khi sử dụng những từ láy “lơ thơ, đìu hiu” để tăng hiệu quả tạo hình, vừa diễn tả được những tâm trạng cô đơn, phức tạp của nhân vật trữ tình. Trong không gian rợn ngợp của cồn cỏ, sự xuất hiện của “tiếng làng xa vãn chợ chiều” tưởng chừng sẽ lấy lại chút sinh khí cho cảm xúc của bài thơ nhưng vô tình lại càng làm cho cảnh thơ thêm buồn. Tiếng làng xa ở đây không phải âm vọng của cuộc sống thực mà nó được vọng lên từ tâm tưởng, từ khát khao cháy bỏng của nhà thơ. Nhà thơ như đang mải miết kiếm tìm những âm thanh, dấu hiệu của cuộc sống nhưng bất lực trong sự trăn trở khôn xiết “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”.

“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ Nỗi thương mình trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du - Văn mẫu lớp 10

Hai câu thơ sau của khổ thơ đã gợi mở không gian đa chiều với những hình ảnh ấn tượng: nắng xuống, trời lên, sông dài, bến vắng. Không gian dường như được mở rộng ra cực độ, theo đỗi nỗi sầu của nhân vật trữ tình cũng được lan tỏa đến vô cùng mà không gì có gì có thể xoa dịu được.

Hình thức đối của cổ thi được sử dụng linh hoạt mang đến hiệu ứng đặc biệt cho hai câu thơ cuối, ở đây cảnh vật của thiên nhiên, tâm trạng của con người, hình ảnh và nhịp điệu được hòa nhập thống nhất để làm cho nỗi cô đơn thêm đậm nét, cùng với đó là tâm trạng trống trải, bơ vơ của con người nhỏ bé trước dòng đời rộng lớn. Cùng với việc gợi ra những chuyển động ngược hướng của sự vật “nắng xuống”, “chiều lên” trong câu thơ thứ ba, đến câu thơ thứ tư, việc sử dụng dấu phẩy ngắt câu thơ thàn ba phần đã tách biệt ba hình ảnh thành những sự vật độc lập: sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Cũng nhờ lối diễn tả này mà tính chất đơn độc, phân li của cảnh vật càng được tô đậm thêm.

“Chót vót” được sử dụng rất đắt khi không chỉ diễn tả được độ cao của bầu trời mà còn thể hiện được tâm trạng rợn ngợp, chới với của con người khi đối diện với cái cao rộng, hun hút của thiên nhiên vũ trụ.

Thông qua việc miêu tả cảnh vật ở bến đò Chèm, tác giả Huy Cận đã thể hiện đến tận cùng của nỗi cô đơn, lạc lõng của con người trước dòng đời, thời thế hỗn loạn của thực tại.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan