Bình luận câu tục ngữ: “ăn cỗ đi trước lội bước theo sau”


Bình luận câu tục ngữ: “ăn cỗ đi trước lội bước theo sau”

Hướng dẫn

Đề bài: Em hãy bình luận câu tục ngữ sau: “ăn cỗ đi trước lội bước theo sau”

Mở bài Bình luận câu tục ngữ: “ăn cỗ đi trước lội bước theo sau”

Ca dao tục ngữ là tổng hợp những kinh nghiệm quý báu nhất được ông cha ta truyền lại cho con cháu, đó có thể là kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, vê đạo lý làm người, hay cũng có thể là cách đối nhân xử thế. Câu tục ngữ “ăn cỗ đi trước, lội bước theo sau” chính là câu tục ngữ khuyên bảo và nhắn nhủ chúng ta hãy biết cách ứng xử với nhau sao cho hợp tình hợp lý, không làm hại tới bất cứ ai.

Thân bài Bình luận câu tục ngữ: “ăn cỗ đi trước lội bước theo sau”

Để tìm hiểu rõ về câu tục ngữ đó như thế nào thì chúng ta hãy xem xét và đặt nó trong những hoàn cảnh và đối tượng khác nhau, đó là cá nhân, tập thể, cộng đồng.

“Ăn cỗ đi trước” cỗ là các dịp đám cưới, đám giỗ hay tiệc tổ chức sinh nhật, mừng thọ của ai đó, mà để được ăn những món ăn vừa sạch sẽ ngon lành, tươi ngon khi người ta vừa dọn ra thì phải đi trước, đi sớm, còn đi sau thì dĩ nhiên là mâm cỗ sẽ không đầy đủ và tươm tất như những người đi trước và cũng có thể thiếu phần. “Lội nước theo sau” nghĩa là khi chúng ta đi dưới nước thì chắc chắn là chúng ta không thể biết được chỗ nào là sâu, chỗ nào nông, chỗ nào ghồ ghề, chỗ nào đá lởm chởm. vì vậy những người đi trước thường gặp nguy hiểm, còn những người đí sau cứ nhìn những bước đi của người đi trước thì chắc chắn là sẽ an toàn và ít rủi ro hơn nhiều.

Xem thêm:  Kể lại truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn qua lời kể nhân vật Tôi

Nhưng câu ca dao còn có ý nghĩa xa hơn, nghĩa là khi có lợi cho mình, được lộc lá thì chân còn nhanh hơn não, đi trước chả ai bằng, còn những lúc đất nước gian lao, khó khăn thì tìm mọi cách để đùn đẩy lại công việc của mình mà không nghĩ tới nguy hiểm cho người khác, chỉ nghĩ ai làm tổn hại cho mình thì lại tỏ thái độ không thích. Sống như thế này là sống ích kỷ, hẹp hòi, nhỏ nhen.

Khi một người chỉ biết hưởng thụ mà không muốn làm, lúc nào cũng tranh những thứ tốt đẹp nhất về mình còn những cái không có lợi thì đùn cho người khác, những câu ca dao này tuy là những lời dạy bảo khuyên nhủ của cha ông ta nhưng đó cũng không phải là những lời hay ý đẹp gì bởi nó đánh đồng một số cá nhân chỉ biết sống vì bản thần, để phù hợp hơn với thời đại này thì chúng ta cần gạn đục khơi trong cho nó được hay và ý nghĩa hơn.

Ai mà chẳng quan tâm tới chân thiện mĩ nhưng trong cuộc sống của chúng ta khi mà đồng tiền chiếm lĩnh tất cả mọi mặt trong đời sống thì cái ác, cái xấu vẫn hiện hiện trong chính những con người tốt, cái ác lấn cái thiện, những người cao thiện quảng đại vẫn sống giữa bầy người có thói ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi. Câu tục ngữ cũng chính là để giáo huấn và khuyên nhủ những con người hãy biết cống hiến đừng chỉ mãi hưởng thụ như vậy, sơm muộn gì cũng bị xã hội đảo thải mà thôi.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (lớp 10)

“Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.”

Câu tục ngữ lên án, phê phán nhữn kẻ chỉ biết trông chờ vào người ta sa ngã, dùng lừa lọc, bịp bợ người khác để tồn tại, tư tưởng ấy trái với đạo lý và truyền thống của một dân tọc coi trọng sự đoàn kết của tập thể, bởi nó là sức mạnh mà không phải quốc gia nào cũng có được như nước ta.

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Hay câu nói của Hồ Chí Minh:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Sống vì tập thể, sống là để công hiến, như Tố Hữu đã cố gắng níu kéo thời gian, quy luật của tự nhiên để được mãi có sức khỏe để cống hiến, chứ đừng sống để hưởng thụ, cống hiến và hưởng thụ phải đi song song với nhau, chúng bổ sung cho nhau.

Kết luận Bình luận câu tục ngữ: “ăn cỗ đi trước lội bước theo sau”

Câu tục ngữ này vẫn hiện diện và xã hội này cũng thế vẫn luôn hiện diện những kiểu người như thế, biết hưởng thụ chứ không muốn bỏ sức vào, ngồi há miệng chờ sung, chứ không muốn bỏ thời gian, sức khỏe của mình vì xã hội, kiểu như sống nhỏ nhen, ích kỉ như thế thì nhanh chóng cũng bị đào thải.

Xem thêm:  Giới thiệu về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan