Bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn văn mẫu lớp 7


Bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn văn mẫu lớp 7

Hướng dẫn

Uống nước nhớ nguồn là câu tục ngữ nổi tiếng trong kho tàng tục ngữ Việt Nam. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy bình luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

I. Dàn ý cho đề bài bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

1. Mở bài cho đề bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

lòng biết ơn là một trong những đạo đức sáng ngời của nhân dân ta. Truyền thống cao quý đó đã ngấm vào máu thịt của bao người dân trong cuộc sống xã hội. Truyền thống đó đã đúc kết câu tục ngữ ngắn gọn mà sâu sắc “ Uống nước nhớ nguồn”

2. Thân bài cho đề bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

– Nguồn là nơi phát sinh ra nguồn nước

– Uống Uống nước chính là được hưởng thành quả

– “ nhớ” là tình cảm của người được được hưởng thành quả đó.

– “ Uống nước nhớ nguồn” bài học quý giá về lòng biết ơn. Chúng ta phải luôn biết ơn cũng người đi trước, những người đã cho ta hưởng thành quả tốt đẹp như bây giờ.

– Bất kì thành quả nào, cũng là mồ hôi, công sức, trí tuệ có khi cả xương máu của lớp lớp người đi trước. Chúng ta được hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ đến công lao, công sức của các vị anh hùng, các chiến sĩ.

– Câu tục ngữ cũng nhắc nhớ chúng ta phải luôn nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn

3. Kết bài cho đề bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” này đã mang một đạo lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó không chỉ có ý nghĩa giáo dục giới trẻ ngày nay mà còn để thể hệ trẻ mai sau. Chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp này.

Xem thêm:  Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ – tác giả bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

II. Bài tham khảo cho đề bài bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Dân ta vốn có những truyền thống tốt đẹp. Đó là hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa trong tình nghĩa anh em, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, đoàn kết trong tình bạn, yêu nước thương dân …. Và lòng biết ơn là một trong những đạo đức sáng ngời của nhân dân ta. Truyền thống cao quý đó đã ngấm vào máu thịt của bao người dân trong cuộc sống xã hội. Truyền thống đó đã đúc kết câu tục ngữ ngắn gọn mà sâu sắc “ Uống nước nhớ nguồn

Trước tiên, để hiểu được câu tục ngữ thì chúng ta giải thích thế nào là “ Uống nước nhớ nguồn”. Nguồn là nơi phát sinh ra nguồn nước. Mà nguồn nước thì bao giờ cũng là nơi nước được sạch nhất, ngọt nhất. Uống nước là khi chúng ta được uống vào cơ thể một nguồn nước sạch. “ nhớ” là tình cảm của người được được hưởng thành quả đó.

Uống nước chính là được hưởng thành quả. Còn “ nhớ” là tình cảm, thái độ của người được hưởng thành quả đó. Vậy tóm lại, “ Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là khi chúng ta được uống những giọt nước để cung cấp cơ thể thì phải nhớ đến nguồn nước, những người đã đem đến cho chúng ta nguồn nước sạch. Nhưng sâu xa hơn, câu tục ngữ luôn luôn đúng và có một ý nghĩa sâu sắc giáo dục mỗi con người. Đó là bài học quý giá về lòng biết ơn. Chúng ta phải luôn biết ơn cũng người đi trước, những người đã cho ta hưởng thành quả tốt đẹp như bây giờ.

Xem thêm:  Chứng minh rằng: Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền

Lòng biết ơn là một tình cảm quý giá. Tại sao chúng ta phải “ Uống nước nhớ nguồn”. Bởi lẽ, không phải bất kì sự vật nào cũng tự nhiên mà có. Để có được cốc ước chúng ta uống hàng ngày, không phải tự nhiên mà có. Mà cốc nước đó nó phải bắt nguồn từ nguồn nước nào đó. Qua rất nhiều công đoạn xử lí, rất nhiều máy móc và cả công sức của rất nhiều người. Đồng thời, câu tục ngữ cũng có nghĩa như bất kì thành quả nào, cũng là mồ hôi, công sức, trí tuệ có khi cả xương máu của lớp lớp người đi trước. Chúng ta được hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ đến công lao, công sức của các vị anh hùng, các chiến sĩ. Câu tục ngữ cũng nhắc nhớ chúng ta phải luôn nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn là con dân đất Việt. Đó là nhớ ơn tổ tiên của mình. Trong gia đình, con cháu biết ơn ông bà, tổ tiên. Điều đó đã được thể hiên trong câu ca dao ngọt ngào thấm đẫm tình cảm

“ Con người có cố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn”

Những câu tục ngữ, ca dao này đã phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của ông cha ta. Thế hệ trẻ chúng ta cần giữ gìn, phát huy những truyền thống ấy

Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động đẻ giữ gìn và phát huy. Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Ở ngoài xã hội, nhân dân ta từ xưa đã luôn sống với đạo lí này. Những hoạt động thiết thực như xây dựng đến thờ và tổ chức lễ hội ở khắp mọi nơi trên đất nước để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa như đền thờ Hùng Vương ở Phú Thọ, đền Gióng ở Sóc Sơn, Nguyễn Trãi ở Hải Dương, Nguyễn Du ở Hà Tĩnh…..Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông. Nhà nước trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cho những người có công với đất nước, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, tổ chức ngày Thương binh liệt sĩ,….thể hiện lòng biết ơn đối với những người hi sinh vì tổ quốc, có công với đất nước. Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối: Như lời biết ơn cha mẹ, thầy cô những người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ mình nhất là thể hiện vào ngày 20/10, 201/11, 8/3…. Học sinh cũng thể hiện tình cảm của mình trong những hành động cụ thể như chăm ngoan học giỏi,

Xem thêm:  Cảm nhận bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông

Câu tục ngữ này đã mang một đạo lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó không chỉ có ý nghĩa giáo dục giới trẻ ngày nay mà còn để thể hệ trẻ mai sau. Chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp này.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan