Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp người lao động qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá


Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp người lao động qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Hướng dẫn

Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp người lao động qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Bài làm

Khi tiếp xúc với thơ văn của nhà thơ Cù Huy Cận hẳn người đọc ai cũng biết đến bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Trong bài thơ, hình ảnh những người ngư dân lao động hiện lên thật sinh động, rõ nét trong một ngày làm công việc là đánh cá.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh mặt biết lúc hoàng hôn, khi mặt trời bắt đầu xuống biển thì đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi. Hoàng hôn là lúc mà mọi hoạt động của con người đều đi vào thời gian ngưng nghỉ nhưng đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu ra khơi. Động từ “lại” cho chúng ta thấy rằng đây là một công việc đều đặn, diễn ra thường ngày. Cho dù là vất vả nhưng những người dân vẫn luôn lạc quan yêu đời, yêu công việc. Tình yêu đó được thể hiện qua những bài hát:

Hát rằng cá bạc biển Đông lặng

Câu thơ như gợi cho ta thấy hình ảnh những người ngư dân đứng trên boong tàu cùng nhau hát ca yêu đời với cuộc sống mới hạnh phúc và ấm no.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng.

Lướt giữa mây cao với biển bằng.

Xem thêm:  Trình bày cảm nghĩsau khi học xong bài Cuộc chia tay của những con búp bê

Với nghệ thuật nhân hóa con thuyền, Huy Cận như vẽ ra hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như là một đoàn quân ra trận với mỗi người ngư dân là một người lính đồng thời, trong khổ thơ cũng làm hiện lên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp giữa mây với biển và giữa những đoàn cá đủ màu.

Những người ngư dân say mê lao động, vui hát ca để gọi cá vào.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của những người dân miền biển. Biển là nơi cho cá để nuôi lớn những con người vùng nước mặn. Có một điều mà mọi người có thể không nghĩ đến trong bài thơ đó là sự gian lao của nghề đánh cá. Những người ngư dân nơi miền biển tuy không phải đầu tắt mặt tối như những người nông dân cũng không phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời để sớm tối gắn liền với cây lúa mà khác với họ thì những người ngư dân chỉ đánh cá, ngày nào cũng bắt cá vì cá là nguồn sống của họ. Có ai biết đâu một ngày không bắt cá có thể họ phải chịu đói. Lênh đênh trên biển suốt đêm, có những người đã phải bỏ sinh mệnh của mình chỉ vì những cơn bão lốc bất ngờ.

Cho đến khi những ngôi sao bắt đầu mờ thì người ngư dân mới bắt đầu kéo cá lên:

Xem thêm:  Soạn bài Tổng kết phần văn lớp 8

Câu thơ: “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” cho thấy cánh tay săn chắc của những người ngư dân khỏe mạnh, đồng thời cũng cho thấy một buổi đánh cá bình yên, suôn sẻ với thành quả bội thu.

Nếu như ở Tế Hanh, đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc sáng sớm “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng” thì ở Huy Cận, buổi sáng là lúc đoàn thuyền đánh cá trở về, đó là lúc bình minh lúc mà “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.

Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Sau một đêm làm việc vất vả đoàn thuyền lại trở về mạnh mẽ như chạy đua cùng mặt trời trong niềm vui chiến thắng và họ lại cất cao tiếng hát để chào một ngày mới.

Ở đầu bài mặt trời xuống biển được so sánh như hòn lửa thỉ bây giờ mặt trời đội biển nhô màu mới, màu của sự yên bình, hạnh phúc với những con cá tươi ngon.

Qua bài thơ, Huy Cận đã vô cùng khéo léo khi khắc họa nhiều hình ảnh tráng lệ thể hiện được sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Với ngôn ngữ bình dị và chân thực Huy Cận còn bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống giúp cho ta thấy được cuộc sống của những người chiến sỹ bắt cá nơi vùng nước mặn.

Xem thêm:  Soạn bài Trả bài viết số 5

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan