Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư của nhà thơ Hạ Tri Chương


Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư của nhà thơ Hạ Tri Chương

Hướng dẫn

Hồi hương ngẫu thư được sáng tác khi nhà thơ Hạ Tri Chương trở về quê hương sau bao ngày xa quê. Em hãy trình bày cảm nghĩ sau khi học xong bài thơ Hồi hương ngẫu thưcủa nhà thơ Hạ Tri Chương.

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nghĩ về bài thơ Hồi hương ngẫu thư

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Tác giả Hạ Tri Chương có hơn 50 năm làm quan dưới triều của vua Đường Huyền Tông, từ khi ông đậu tiến sĩ cho tới năm 86 tuổi mới cáo quan trở về quê. Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” chính là cảm xúc của tác giả sau bao nhiêu năm xa cách quê hương

2. Thân bài

  • Tác giả là một người có hoài bão, ước mơ công danh khi lựa chọn xa quê hương: Ta thấy rõ, khi tác giả rời xa quê hương để tiến đến đường công danh là khi ông vẫn còn là một người thanh niên với những hoài bão tuổi trẻ, mang quyết tâm đến những miền đất mới để mở rộng con đường sự nghiệp, cống hiến sức lực của mình cho triều đình, đất nước
  • Cảm xúc của tác giả khi đặt chân về quê hương: Những cặp từ trái nghĩa đã thể hiện sự thay đổi một cách rõ ràng và chân thực nhất, từ “trẻ” đến “già”, “đi” rồi lại “về”. Khi còn trẻ, cất bước ra đi trong lòng không vướng bận gì quê hương
  • Niềm tự hào về quê hương của tác giả: Đó cũng là tất cả của quê hương đã cùng ông ở nơi xa xứ suốt bao nhiêu năm. Câu thơ chính là niềm tự hào của tác giả về quê hương của mình, những cảm xúc chân phương nhất khi tác giả được trở về quê.
  • Nỗi chua xót và tình cảnh trớ trêu của tác giả khi bị coi là khách lạ: Khi tác giả đặt chân về chốn quê hương, được hòa mình vào trong cảnh vật thân thương và gần gũi, thế nhưng những đứa trẻ mới lớn không hề biết ông là ai, còn nghĩ ông là khách lạ tới chơi làng
Xem thêm:  Cảm nhận về tên Quan Phủ trong truyện Sống chết mặc bay

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của bài thơ: Như vậy, bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của tác giả Hạ Tri Chương có thể coi là một trong số những bài thơ chứa đựng tình cảm chân thực nhất về cuộc sống và trải nghiệm trong cuộc đời tác giả.

Bài viết liên quan đến tác phẩm Hồi hương ngẫu thư:

>>Phân tích hai câu thơ cuối của bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương

>>Giới thiệu về tác phẩm hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương

>>Giới thiệu về Hạ Tri Chương – Tác giả bài thơ Hồi hương ngẫu thư

>>Phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảm quê hương qua bài thơ Hồi hương ngẫu thư

II. Bài tham khảo cho đề cảm nghĩ về bài thơ Hồi hương ngẫu thư

Tác giả Hạ Tri Chương có hơn 50 năm làm quan dưới triều của vua Đường Huyền Tông, từ khi ông đậu tiến sĩ cho tới năm 86 tuổi mới cáo quan trở về quê. Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” chính là cảm xúc của tác giả sau bao nhiêu năm xa cách quê hương, cuối cùng ông cũng được trở về nơi mình sinh ra, bày tỏ những tình cảm đã chôn giấu sâu trong lòng.

Mở đầu bài thơ là tình cảnh của tác giả khi đặt chân về mảnh đất quê hương:

“Khi đi trẻ lúc về già

Giọng quê không đổi tóc đà khác bao”

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu | Làm văn mẫu

Ta thấy rõ, khi tác giả rời xa quê hương để tiến đến đường công danh là khi ông vẫn còn là một người thanh niên với những hoài bão tuổi trẻ, mang quyết tâm đến những miền đất mới để mở rộng con đường sự nghiệp, cống hiến sức lực của mình cho triều đình, đất nước. Ước mơ và hoài bão ấy đã cuốn người trai trẻ học tập và làm việc nơi đất khách quê người, rời xa quê hương đến nửa đời người. Những cặp từ trái nghĩa đã thể hiện sự thay đổi một cách rõ ràng và chân thực nhất, từ “trẻ” đến “già”, “đi” rồi lại “về”. Khi còn trẻ, cất bước ra đi trong lòng không vướng bận gì quê hương, thì khi về già, những thứ bình dị, gần gũi nhất của quê hương là tất cả những gì đã gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ, đó là những điều quan trọng và quý giá hơn bao giờ hết. Dù đã xã qua hơn nửa đời người nhưng giọng nói quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi. Đó cũng là tất cả của quê hương đã cùng ông ở nơi xa xứ suốt bao nhiêu năm. Câu thơ chính là niềm tự hào của tác giả về quê hương của mình, những cảm xúc chân phương nhất khi tác giả được trở về quê.

“Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?”

Xem thêm:  Soạn bài Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Hai câu thơ trên đã chấm dứt cảm xúc tự hào mà thay vào đó là nỗi niềm chua xót, xót xa trước thực tại. Khi tác giả đặt chân về chốn quê hương, được hòa mình vào trong cảnh vật thân thương và gần gũi, thế nhưng những đứa trẻ mới lớn không hề biết ông là ai, còn nghĩ ông là khách lạ tới chơi làng. Quả là chua xót khi người con trở về chính ngôi nhà của mình mà lại bị hỏi là “khách ở chốn nào”. Đó không chỉ là nỗi buồn của riêng Hạ Tri Chương mà còn là của những người xa xứ lâu năm nói chung. Ông trở về khi tóc đã bạc, da đã nhăn nheo không còn hồng hào khỏe mạnh, chẳng ai còn nhận ra ông và bị coi như một người xa lạ tới thăm quê hương.

Như vậy, bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của tác giả Hạ Tri Chương có thể coi là một trong số những bài thơ chứa đựng tình cảm chân thực nhất về cuộc sống và trải nghiệm trong cuộc đời tác giả. Qua bài thơ ta cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc, to lớn của tác giả, thấu hiểu được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người trải qua mới có thể hiểu được. Càng hiểu rõ hơn về những đổi thay và éo le khi chúng ta xa xách chốn quê hương.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan