Cảm nghĩ về bài Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa
Cảm nghĩ về bài Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa
Hướng dẫn
Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa La Quán Trung
Mở bài Cảm nghĩ về bài Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa
La Quán Trung là một nhà văn tài ba ông có biệt tài viết sử dã. Các tiểu thuyết của ông đều mang đậm chất lịch sử sâu sắc. Trong đó không thể không kể đến tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa đây là bộ tiểu thuyết cực kì hay cho đến ngày hôm nay và hiện tại nó đã được chuyển thành phim thu hút rất nhiều độc giả. Và tiêu biểu nhất là đoạn trích Hồi trống cổ Thành.
Thân bài Cảm nghĩ về bài Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa
Đoạn trích Hồi trống cổ Thành thuộc hồi 28 của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Đoạn trích kể về ba anh em Lưu – Quan – Trương đã rời Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến. Trong lúc này thì Quan Công đi tìm Lưu Bị nhưng không ngờ lại lại gặp Trương Phi.
Trương Phi là một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị. Trương Phi to cao, khỏe mạnh nhưng tính tình thẳng thắn lại nóng nảy. Lập trường của Trương Phi khẳng định: “Trung thần thì chết không chịu nhục, đại trượng phu không thờ hai chủ”. Quan điểm này đã nói lên dũng khí anh hùng của Trương Phi “Không thờ hai chủ”.
Còn Quan Công là người tài giỏi võ nghệ, cũng trung thực thẳng thắn ông thuộc mẫu người giàu không ham mà nghèo hèn thì cũng không đổi lòn, đứng trước uy vũ nhưng cũng không chịu khuất phục.
Khi bị tào tháo đuổi thì ba anh em Lưu Bị bị lạc mất nhau. Còn Quan Công thì phải bảo vệ hai chị dâu nên liều mình quay lại cứu và vượt qua những trận ải của Tào tháo. Quan Công đã phải liều mình mở con đường máu để dẫn hai chị đi nhưng trời không tuyệt lòng người. Thấy Quan Công quyết trí như vậy cuối cùng những gì Quan Công làm cũng được đề đáp. Khi đến thành Quan Công hay tin Trương phi đã chiếm được thành lập tức Quan Công sai Tôn Càn báo cho Trương Phi trợ giúp.
Quan Công tưởng rằng sau những gì mình trải qua anh em được đoàn tụ và sẽ được nghỉ ngơi nhưng nào ngờ ông trời thật là chớ chêu. Đẩy Quan Công vào cảnh ngộ éo le khó lòng mà giải thích. Khi nghe Tôn Càn nói Trương Phi không nói gì ông liền dẫn quân ra Cửa Bắc. Trương Phi tức giận mặt đằm đằm sát khí “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược” rồi hò hét chạy vào đâm Quan Công. Tác giả nhấn mình tình huống để thể hiện rõ sự nóng nảy của Trương Phi và ý chí thẳng thắn của Trương Phi.
Quan Công không biết làm gì chỉ một miệng minh oan cho bản thân, và mặc kệ những lời năng mạn của em. Quan Công quả thật là một người anh mà chấp nhận để cho em nhục mạ mặc cho mình không làm gì sai. Như vậy ta thấy một đức tính kiên nhẫn của một người anh trai biết vì em lại vì mình mà không để mọi chuyện ngày càng phức tạp hơn.
Nhưng dù Quan Công có nói thế nào đi nữa thì Trương Phi cũng không tin và kết tội Quan Công: “bỏ anh là bất nghĩa hàng Tào là bất trung rồi phong tước. Quan đến đây chỉ là để lừa Trương để giúp Tháo mà thôi như thế là bất nhân”. Tác giả xây dựng tình huống anh em bất hòa thật độc đáo khiến người đọc nhanh muốn biết kết cuộc của cuộc mẫu thuẫn ra sao.
May mà đúng lúc đó có Sái Dương xuất hiện dẫn theo quân đến. Khi đến đó thì Trương Phi lại càng nghi ngờ hơn. Sự xuất hiện của hắn là hợp lý hợp logic bởi Quan Công vừa giết cháu ngoại của hắn là Tần Kỳ bên bờ Hoàng Hà khiến y đuổi theo để báo thù. Thêm nữa tư lâu y không phục Quan Công nên muốn diệt Quan. Nhưng lúc này Quan Công lại nảy ra ý kiến chém đầu Sái Dương để minh oan cho bản thân mình.
Ngay sau đó thì ý kiến đấy được Trương Phi tán thành và Trương Phi thách thức Quan Công trong ba hồi trống. Có lẽ đây chính là ẩn ý của tên đoạn trích. Nhưng khi hồi trống đầu tiên vang lên thì Quan Công đã chém lìa đầu Sái Dương chứ không cần đến hai hồi trống tiếp theo. Điều này càng chứng minh rõ là Quan Công bị oan và một mực muốn chứng minh rõ là bản thân không làm sai và cũng không phản bội anh em. Thế rồi ông bắt một người lính phải kể hết đầu đuôi câu chuyện từ trước đến giờ từ đó Trương Phi mới tin.
Hồi trống vang lên:
“Chém Sái Dương, anh em hòa giải
Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên”
Như vậy ta thấy được hồi trống này mang ý nghĩa rất lớn là một kết thúc đẹp của tình anh em đoàn tụ hòa thuận. Dù có chông gai và sương máu nhưng anh em vẫn một lòng, một dạ. Tiếng trống cũng là một sự chiến thắng quân Tào một cách oanh liệt chỉ trong một hồi trống. Đồng thời thể hiện tài năng võ nghệ của Quan Công, hồi trống thách thức y về tài năng và lòng chung thành.
Như vậy qua đoạn trích ta thấy được tác giả La Quán Trung là một người cực kì tài giỏi và tinh tế. Ông đã sử dụng những ngôn từ cổ điển để câu chuyện mang đậm chất lịch sử hơn. Đồng thời cách thức xây dựng nhân vật và xây dựng tình huống rất là li kì và phong phú khiến người đọc bị cuốn hút theo.
Kết luận Cảm nghĩ về bài Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa
Qua đoạn trích ta thấy được Quan Công và Trương Phi là những người anh hùng kịch xuất có những vẻ đẹp chính trực vì dân vì nước chiến đấu chống kẻ thù. Đặc biệt qua đó thể hiện tình cảm anh em chung thủy một lòng đây là phẩm chất tốt đẹp. Hồi trống đó như một vị cứu tinh mang nhiều ý nghĩa để tác phẩm nổi bật lên khiến độc giả bị cuốn hút theo.
Theo Nhungbaivanhay.vn