Cảm nghĩ về bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam thể hiện trong hai đứa trẻ
Cảm nghĩ về bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam thể hiện trong hai đứa trẻ
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam thể hiện trong truyện ngắn hai đứa trẻ
Mở bài Cảm nghĩ về bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam thể hiện trong hai đứa trẻ
Không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam đặt tên cho truyện ngắn của mình là “hai đứa trẻ”. Chính cái tên đó khiến “hai đứa trẻ” gợi lên những mảnh đời như bao mảnh đời tăm tối trong phố huyện nhỏ nghèo nàn và dày đặc bóng tối, không riêng hai đứa trẻ. Truyện ngắn của Thạch Lam viết về người nghèo đều gợi lên sự thương cảm đặc biệt, không cần những lời lẽ tạo tình cảm, không lâm li, khóc lóc mà ẩn trong cách miêu tả, cách nhìn và thái độ của nhà văn, chúng ta hình như đã nhận ra điều đó.
Thân bài Cảm nghĩ về bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam thể hiện trong hai đứa trẻ
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được viết bằng bút pháp lãng mạn, câu chuyện nhẹ nhàng nhưu một bài thơ trữ tình kết hợp với nghệ thuật miêu tả không gian, thời gian tài tình Thạch Lam đã làm nên cái phông nền cho sự xuất hiện cảu con người cùng với cuộc sống tối tăm của họ trong phố huyện nghèo này và để lại dư âm trong lòng người đọc.
Truyện ngắn “hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đơn giản, hầu như không có cốt truyện, khó có thể tìm sự kiện kịch mang tính bi, hài như sáng tác Nguyễn Công Hoan, những cuộc vật lộn, giằng xé như những trang văn của Nam Cao. Đọc truyện Thạch Lam người ta cảm nhận bằng tâm hồn và tất cả các giác quan, chứ ít khi có thể tóm tắt mạch lạc toàn bộ diễn biến của cốt truyện.
Các trang viết của Thạch Lam có một lối hành văn nhẹ nhàng như một cánh bướm đậu trên cành hoa, bức tranh, ngôn ngữ của ông như được ví với tranh lạu chứ không phải là tranh dầu. Thạch Lam trước sau vẫn là một nhà văn lãng mạn nhưng đó là lãng mạn tích cực, đẹp đẽ mê say lòng người.
Truyện ngắn “hai đứa trẻ” chỉ kể lại hình ảnh hai đứa trẻ ngồi trên chiếc võng nát cùng ngắm nhìn phố xá đang chìm vào đêm tối, tuy đã buồn ngủ trĩu hết cả mắt những vẫn cố thức để đợi chuyến tàu đêm vụt qua rồi mới khép cửa hàng đi ngủ. Câu chuyện đơn sơ như vậy hẳn sẽ làm thất vọng cho những ai muốn đi tìm cốt truyện kịch tính với những chi tiết li kỳ, lắt léo. Tuy nhiên dưới ngòi bút Thạch Lam tuy không có cốt truyện như thế nhưng không hề nhạt nhẽo mà trái lại lại càng ám ảnh, dự vị, thấm thía với cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ, trầm lắng, thiết tha.
Dưới mắt của hai đứa trẻ, cảnh phố huyện hiện lên thật là cụ thể, sinh động, gợi cảm, đó là cảnh bãi chợ trống trải, vắng vẻ khi buổi chiều buông xuống, chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Cảnh tro tàn phô bày sự nghèo nàn, xơ xác của đời sống phố huyện. Ống kính cần mẫn của nhà văn đi qua phố huyện, trên đất chỉ còn rác rưởi: vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Cảnh còn được miêu tả với khướu giác tinh tế của nhà văn, một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên cứ tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Bức tranh phố huyện trong “hai đứa trẻ” đày sức ám ảnh vì những màu sắc và hương vị như thế.
Trong khung cảnh tiêu điều, buồn bã đó, hình ảnh những con người nghèo khổ, lam lũ, nhếch nhác của phố huyện hiện dần ra, những đứa trẻ phố huyện đi nhặt những thứ còn rơi vãi ở bãi chợ. Mẹ con chị Tí lõng chõng xách chiếu đô ra dọn hàng. Gia đình bác Xẩm ngời trên chiếu và cái thau sắt trắng để ở trước mặt, thằng con bò ra đất nghịch nhặt rác bẩn bên đường và hai chị em Liên với của hàng tạp háo nhỏ xíu mà Mẹ Liên dọn ngay ra khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê vì thầy Liên mất việc. Bà cụ thi điên điên, tàng tàng mua rượu uống và cười khanh khách, lao đảo đi vào bóng tối.
Tất cả là những kiếp sống lầm than, cực khổ, tàn tạ và qua con mắt của bé Liên, tất cuộc sống chìm trong đêm tối mênh mông chỉ còn ngọn đèn của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, ngọn đèn Hoa Kỳ vặn nhỏ của Liên, chỉ là những đốm sáng tù mù, những ánh sáng hiếm hoi ấy chẳng àm cho phố huyện sáng sủa mà chỉ khiến cho đêm tối trở nên mịt mù và dày đặc. hình ảnh “ngọn đèn con”nơi hàng nước của chị Tí cũng chỉ sáng một vùng đất nhỏ ấy trở đi trở lại tới 7 lần trong huyện là hình ảnh đầy ám ảnh và có sức gợi rất nhiều, vì những kiếp người sống lẻ loi, lay lắt, đen tối trong cuộc sống mờ mịt trong cuộc đời. Cảnh phố huyện chiều tối như một khúc nhạc buồn mà điệp khúc cứ lặp lại.
Chiều tối nào mẹ con chị Tí cũng dọn hàng, chị em Liên lại kiểm hàng, rồi tính tiền, rồi ngồi trên chõng tre ngắm cảnh. Bác phở Siêu lại gánh hàng và thổi lửa, bác xẩm lại trải chiếu đặt thau, điệp khúc ấy cứ lặp đi ặp lại đơn điệu, buồn tẻ. Họ cũng lóe lên một chút hy vọng, hy vọng chính là liều thuốc tinh thần cho những người khốn khổ ấy. Nhà văn Nhất Linh cũng từng nói: người dân quê lúc nào cũng nghèo khổ tiền bạc nhưng lại rất giàu hy vọng ảo. Chừng ấy người trong bóng tối, chờ đợi một cái gì đó lóe sáng cho sự sống nghèo khổ của họ. “Hai đứa trẻ” làm sao hiểu hết được cảnh tối tăm, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống cũng như những khát vọng mơ hồ của mình. Song tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm, cô bé Liên thấm thía tuy đó là vô thức trong hiện thực đó, khát vọng đó, chính là khao khát được thoát khỏi cảnh tối ấy mà chị em Liên cố thức đợi chuyến tàu đi qua. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua, một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn với vầng sáng từ ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác siêu.
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không đi sâu miêu tả những xung đột xã hội, xung đột giai cấp, ông cũng không đề cập miêu tả bộ mặt ghê gớm của bọn bóc lột và khuôn mặt bi thảm của những kẻ bị áp bức, vì nói cho cùng Thạch Lam là một nhà văn lãng mạ, ông phác họa bức tranh phố huyện ngheo chân thật trong từng chi tiết và trong chiều sâu tinh thần của nó, bức tranh màu xám với những con người nhỏ nhoi, đáng thương ấy, thấm đẫm niềm cảm thông của tác giả đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh bế tắc, tối tăm.
Kết luận Cảm nghĩ về bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam thể hiện trong hai đứa trẻ
Qua bức tranh ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với chút hy vọng lẻ loi, ta thấy được mơ ước của nhà văn là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt này cho những con người lao động nghèo khổ
Theo Nhungbaivanhay.vn