Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em


Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em

Bài làm

Người ta thường nhắc về thời thanh xuân như những thước phim đẹp nhất của cuộc đời. Nơi mà nụ cười là “bạn”, còn nỗi buồn chỉ là “vị khách đường xa”. Đó là năm tháng của những ngây ngô, vụng dại, của những rung động,thổn thức đầu đời, của những khát khao, đam mê cháy bỏng. Đó cũng là năm tháng ta sống hết mình với chính ta, bằng trái tim chân thành và nhiệt huyết nhất.Năm tháng ấy, tôi hạnh phúc, vì có Lê Quý Đôn!

… Là bởi vì ở ngôi trường đó, tôi được trải cuộc đời mình lên tất cả những cung bậc cảm xúc chứ không đơn thuần là sự tương tác qua lại trên phương diện lý tính. Ở đó, tôi được nếm những mật ngọt của yêu thương, hưởng cái trong lành của sự thanh bìnhthời trẻ dại. Và hơn nữa, ở đó, tôi đã xây đắp ước mơ, xây dựng nền tảng cho mộtcuộc sống khác hơn ngoài cổng trường của mình.

… Ở nơi đó,không phải chỉ là một cuộc đời, mà biết bao nhiêu cuộc đời đã từng dừng lại, ghé chân rồi ra đi. Ở nơi đó, không chỉ là mái nhà cho một người mà là một lớp người,cho những lớp người. Đến và đi, để rồi có bao nhiêu con người đi qua mà còn ngoảnh lại? Tôi có vài lần gặp lại người bạn đồng học năm xưa, hỏi thăm nhau vài câu rồi vô tình lại nhắc chuyện cũ. Bạn nói thèm được sống những ngày tháng học trò lắm,chẳng biết âu lo là gì, có chăng chỉ là lo chuyện thi cử, điểm thấp điểm cao hay hôm nay chưa thuộc bài, ngày mai chưa làm bài tập. Chỉ có bấy nhiêu mà bao nhiêu là ngọt ngào và chát đắng mỗi khi ý thức được chẳng có đường nào trở về ấu thơ.

Là lắm lúc ân hận vì chưa sống hết mình trong thời khắc đó, tiếc vì những việc đã định mà rồi lại không làm. Nhưng chính cái niềm ân hận đó lại chính là hồi ức đẹp trong tôi. Người ta thường nói: “Hạnh phúc dễ lãng quên, buồn đau luôn ở lại”.Cái gì toàn vẹn quá lại không khiến người ta thương nhớ bằng một khiếm khuyết. Quá khứ nếu không có điều nuối tiếc thì có lẽ nó cũng chẳng có gì đáng để hoài niệm. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in giây phút vì không thể kìm nén được mà òa khóc khi thất bại trong một kỳ thi – trước mặt thầy Quang Sơn và thầy Thạch. Để rồi vào tối muộn hôm đó, tôi nhận được một bức email dài dằng dặc từ thầy Quang Sơn. Tôi không thể nhớ được tôi đã đọc đi đọc lại bức thư của thầy bao nhiêu lần, chỉ biết là nó đã tiếp thêm rất nhiều động lực, sức mạnh cho tôi và song hành cùng tôi cho đến ngày hôm nay.

Bỗng dưng tôi muốn đi trên sân trường đầy nắng, bỗng dưng muốn ngồi dưới bóng mát của một gốc cây ban trưa, bỗng dưng muốn chạy thật nhanh trên hành lang dài, đếm từng viên gạch thân thương, bỗng dưng muốn hét lên thành lời rằng tôi yêu ngôi trường này biết bao.

10 năm – một chặng đường không quá dài nhưng cũng đủ để mỗi con người từng gắn bó với nơi đây tự hào khi nhìn lại. Là một học trò cũ, tôi luôn mong Lê Quý Đôn sẽ tiếp nối những gì đã đạt được trong học tập, trong hoạt động,… Và dẫu 20 năm, 30 năm hay nhiều hơn nữa, Lê Quý Đôn vẫn sẽ là ước vọng, là khát khao của những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế cấp 2, là một thế giới đầy thú vị và mới lạ với những người yêu và muốn khám phá, là nơi phát triển tiềm năng và dạy cho mỗi con người biết nỗ lực, cố gắng hết mình trong bất cứ điều gì.

Xem thêm:  Phân tích đoạn văn: “Từ đây,…không nói ra của tình yêu” trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chuyên Lê Quý Đôn trong tôi, hơn cả một mái trường.

Bài viết liên quan