Cảm nhận của em về tác phẩm Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan


Cảm nhận của em về tác phẩm Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan

Hướng dẫn

Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan đã thể hiện chân thực mà không kém phần xúc động những cảm xúc của tuổi thơ được kể qua lời của người mẹ đối với đứa con của mình. Vận dụng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về tác phẩm Cổng trường mở ra.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài trình bày cảm nhận về tác phẩm Cổng trường mở ra

  1. Mở bài trình bày cảm nhận về tác phẩm Cổng trường mở ra

Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Cổng trường mở ra”: “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan đã ghi lại những dòng cảm xúc viết về kỉ niệm tuổi thơ, là dòng độc thoại nội tâm với tâm trạng của chính mình thông qua lời kể với đứa con khi con chuẩn bị trải qua ngày đầu tiên đi học.

2. Thân bài cho đề trình bày cảm nhận về tác phẩm Cổng trường mở ra

– Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm

+ Tác phẩm “Cổng trường mở ra” gây ấn tượng và cuốn hút người đọc bở những câu văn như thủ thỉ, tâm tình và tràn đầy cảm xúc.

+ Ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ.

+ Gợi lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.

– Tác phẩm chứa đựng hai trạng thái cảm xúc khác biệt nhau: sự háo hức, vô tư hồn nhiên của đứa trẻ cùng nỗi niềm suy tư và thao thức không ngủ được của người mẹ.

+ Tâm trạng của đứa trẻ:

  • Háo hức, lo lắng sợ ngày mai sẽ bị muộn.
  • Sau đó chìm sâu vào giấc ngủ

→ Sự vô tư, hồn nhiên của trẻ thơ khi chưa nhận thức được tầm quan trọng của ngày mai.

+ Tâm trạng của người mẹ:

  • Những kỉ niệm về ngày đầu tiên bất chợt ùa về trong tâm trí.
  • Lo lắng cho tương lai của con khi bước vào một thế giới mới: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”
  • Suy ngẫm về tầm quan trọng của nhà trường đối với giáo dục: “sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
Xem thêm:  Tả một chú công an đang làm nhiệm vụ mà em từng được chứng kiến

→ người mẹ lo lắng, quan tâm và hết mực yêu thương con cái.

3. Kết bài cho đề trình bày cảm nhận về tác phẩm Cổng trường mở ra

Khái quát lại cảm nhận về tác phẩm: tác phẩm “Cổng trường mở ra” đã thể hiện tình cảm của một người mẹ luôn suy nghĩ cho con cái. Những kỉ ức tiềm ẩn về ngày đầu tiên đi học của mẹ chợt ùa về cũng giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ.

Bài liên quan văn bản Tôi đi học:

>>Soạn văn Cổng trường mở ra của cô Vân Anh đầy đủ chi tiết nhất

>>Phân tích nhân vật người mẹ trong tác phẩm Cổng trường mở ra của Lí Lan

>>Soạn văn Mẹ tôi chương trình Ngữ văn lớp 7 đặc sắc nhất

II. Bài tham khảo cho đề trình bày cảm nhận về tác phẩm Cổng trường mở ra

Tuổi thơ luôn là thế giới kì diệu chứa đựng biết bao kỉ niệm đẹp đẽ, và không thể phai mờ trong tâm trí mỗi một con người. Và chắc hẳn kỉ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường luôn để lại ấn tượng sâu sắc. “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan đã ghi lại những dòng cảm xúc viết về kỉ niệm tuổi thơ, là dòng độc thoại nội tâm với tâm trạng của chính mình thông qua lời kể với đứa con khi con chuẩn bị trải qua ngày đầu tiên đi học.

Tác phẩm “Cổng trường mở ra” không hề chứa đựng cốt truyện với chuỗi sự kiện gay cấn, kịch tính mà gây ấn tượng và cuốn hút người đọc bở những câu văn như thủ thỉ, tâm tình và tràn đầy cảm xúc. Bằng việc ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình, bài văn đã gợi lại kỉ niệm tưởng chừng như hết sức bình thường, giản dị mà ai ai cũng trải qua, nhưng lại để lại những cảm xúc không bao giờ quên được trong tâm trí mỗi người.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về Mẹ và tình mẫu tử

Đi sâu vào từng con chữ trong tác phẩm, người đọc sẽ khám phá được hai trạng thái cảm xúc khác biệt nhau: sự háo hức, vô tư hồn nhiên của đứa trẻ cùng nỗi niềm suy tư và thao thức không ngủ được của người mẹ. Ngày mai là một ngày vô cùng quan trọng nhưng đứa con chỉ háo hức và lo ngày mai sẽ bị muộn giờ và sau đó có thể ngủ một giấc ngon lành: “Gương mặt của con thánh thoát tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng còn chụm lại như đang mút kẹo”. Những nét phác họa cho thấy bức chân dùng hồn nhiên, trong sáng, thuần khiết, thơ ngây của con trẻ. Còn đối với người mẹ, ngắm nhìn đứa con yên giấc, trong lòng mẹ ngổn ngang vô vàn suy nghĩ.

Người mẹ thao thức không ngủ được và suy nghĩ triền miên: mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,… Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại lo lắng về tương lai của con và những kỉ niệm về ngày đầu tiên bất chợt ùa về. Vào ngày đó, ấn tượng của mẹ về ngày đầu tiên đi học thật sâu sắc, cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu … Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Sự lo lắng của người mẹ còn thể hiện qua những suy nghĩ về tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục con mình: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. Vì thế người mẹ không ngừng trăn trở, không ngừng suy tư. Những suy tư đó cũng chất chứa nỗi niềm hạnh phúc vì biết rằng: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Thế giới đó sẽ chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm của các thầy cô giáo, của bạn bè. Và rồi đây con sẽ xem mái trường là ngôi nhà, là mái ấm thứ hai. Đó còn là thế giới của bầu trời tri thức với vô vàn điều hay lẽ phải.

Xem thêm:  Miêu tả chiếc đồng hồ nhà em

Tác phẩm được viết theo thể nhật dụng, bề ngoài là lời người mẹ trực tiếp nói với con, nhưng thực chất là lời bộc bạch của người mẹ với chính mình. Hình thức đối thoại đã được chuyển hóa thành lời độc thoại nội tâm hết sức tự nhiên, cho thấy tình yêu thương, sự quan tâm của người mẹ dành cho đứa con, mẹ là người xem con là một phần cuộc sống của chính mình, đồng thời làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm của người mẹ

Bằng giọng văn nhẹ nhàng, tâm tình, tác phẩm “Cổng trường mở ra” đã thể hiện tình cảm của một ngươi mẹ luôn suy nghĩ cho con cái. Những kỉ ức tiềm ẩn về ngày đầu tiên đi học của mẹ chợt ùa về cũng giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan