Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tố Hanh văn mẫu lớp 8


Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tố Hanh văn mẫu lớp 8

Hướng dẫn

Quê hương là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của tác giả Tế Hanh viết về tình tha thiết, chân thành dành cho quê hương. Em hãy trình bày những cảm nhận của mình về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh.

Dưới đây Bloghocvui sẽ giới thiệu đến người học hệ thống dàn ý chi tiết và bài văn mẫu cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh có nội dung đặc sắc nhất. Hi vọng với những hướng dẫn này người học sẽ xây dựng được bài văn chất lượng nhất.

I. Dàn ý cho bài văn Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tố Hanh

1. Mở bài cho đề cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tố Hanh

Thơ Tế Hanh mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết, Quê hương là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông viết về đề tài quê hương.

2. Thân bài cho đề Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tố Hanh

– Tình cảm quê hương là một dòng chảy liên tục và là dòng chảy mạnh mẽ nhất suốt sự nghiệp sáng tác của tác giả Tế Hanh. Ông đã làm những bài thơ về quê hương tràn đầy đầy cảm xúc và niềm xúc động nghẹn ngào.

– Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa

– Quê hương chính là sức sống trong thơ Tế Hanh, ở một khía cạnh nào đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh được biểu hiện rất đa chiều và phức tạp.

– Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước

Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư

3. Kết bài cho đề Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tố Hanh

Bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”.

II. Bài tham khảo cho đề bài: Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tố Hanh

Tế Hanh là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới của nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của ông mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Ông được biết đến nhiều với nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết. Hình ảnh quê hương là một đề tài tiêu biểu trong sáng tác của Tế Hanh.

Tình cảm quê hương đã khơi nguồn cảm hứng cho hồn thơ Tế Hanh ngay từ buổi ban đầu. Tình cảm ấy cũng thành một dòng chảy liên tục và là dòng chảy mạnh mẽ nhất suốt đời ông. Nhắc đến Tế Hanh, có lẽ người ta nhớ nhất những bài thơ viết về quê hương trong thương nhớ xa cách:

“Mười lăm tuổi xa nhà ra Huế học

Tôi bắt đầu cùng các bạn làm thơ

Những vần điệu đầu tiên gửi về quê mẹ

Bài “Quê hương” muối mặn đến bây giờ”

Tế Hanh phải xa nhà khi mới mười lăm tuổi, cậu bé xa quê luôn luôn nhớ về quê hương. Đặc biệt nhà thơ rất nhớ về quê mẹ, ông đã làm những bài thơ về quê hương tràn đầy đầy cảm xúc và niềm xúc động nghẹn ngào.

Không những vậy khi viết về chính quê hương của mình, Tế Hanh không ngần ngại nói về cái nghề mà nơi quê hương ông gắn bó đã lâu đời: “Quê hương tôi vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng. Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước – 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều:

Xem thêm:  Soạn bài lớp 8: Câu nghi vấn

Tôi nhìn sông bên lở bên bồi

Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ

Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió

Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sông

Nhà dân chài giăng những lưới ni lông

Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước

Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước

Giặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân

Cây mù u không còn ngả bóng bên cồn

Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa

Tác giả thật sự ngỡ ngàng:

Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ

Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà

Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi “hồi hương”. Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao thế cũng là quá đủ với một đời thơ.

Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.

Xem thêm:  Giới thiệu về chùa Bà Đanh

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan