Em hãy kể lại truyện Lợn cưới áo mới và nêu nhận xét của mình về câu chuyện này


Em hãy kể lại truyện Lợn cưới áo mới và nêu nhận xét của mình về câu chuyện này

Hướng dẫn

Bằng những hiểu biết của mìn sau khi học xong truyện cười Lợn cưới áo mới, em hãy kể lại truyện Lợn cưới áo mới và nêu nhận xét của mình về câu chuyện này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu truyện Lợn cưới áo mới và nhận xét của em về câu chuyện: Truyện cười “Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện mang đậm màu sắc dân gian và tính hài hước cao. Câu chuyện cười này đã không chỉ mang lại những tiếng cười nhẹ nhàng cho người đọc mà còn chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc.

2. Thân bài

-Kể lại câu chuyện: Câu chuyện kể về hai anh thanh niên đều có tính khoe của, gặp nhau và cùng khoe của một cách lố bịch. Anh thứ nhất mới may được cái áo mới liền mặc ngay và đứng hóng chờ những người đi qua cửa khen chiếc áo của mình

-Nhận xét tình huống truyện: Đọc truyện, ta nhận thấy rõ sự lố bịch trong thói khoe khoang của hai anh chàng này, đây như một màn hài kịch nhỏ nơi hai người thích khoe khoang cùng nhau thể hiện

-Nhận xét tính khoe khoang của các nhân vật trong truyện: Anh chàng bị mất lợn dù vẫn đang bối rối và không biết tìm lợn ở đâu nhưng vẫn tranh thủ vừa hỏi, vừa khoe. Ngược lại, anh chàng có áo mới cũng không chịu thua kém, anh ta đã chờ từ sáng tới chiều chỉ để gặp được người hỏi thăm để khoe

Xem thêm:  Hãy tả lại cảm giác khi em đã có dịp được đi công viên – Văn 6

-Nhận xét về bản chất của thói khoe khoang: Trong mỗi nhân vật vốn đã có sự lố bịch trong cách khoe khoang, nay hai nhân vật lại gặp nhau, càng làm cho tính lố bịch tăng lên gấp bội

3. Kết bài

Bài học rút ra từ câu chuyện: Có thể thấy, các tác giả dân gian đã rất khéo léo tạo dựng một tình huống đẩy sự lố bịch của hai anh chàng khoe của lên đến tột đỉnh. Nói cách khác, thói khoe của cũng chính là biểu hiện của sự lố bịch, trơ trẽn.

Bài liên quan đến truyện cười Lợn cưới áo mới:

>>Phân tích tình huống gây cười trong truyện cười Lợn cưới áo mới

>>Hướng dẫn soạn văn Lợn cưới áo mới – truyện cười dân gian Việt Nam

>>Nêu ý nghĩa và bài học được rút ra từ truyện cười Lợn cưới áo mới

>>Phân tích tình huống gây cười trong truyện Lợn cưới áo mới

>>Nghị luận về truyện Lợn cưới áo mới – Văn mẫu lớp 6 tuyển chọn/

II. Bài tham khảo

Truyện cười “Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện mang đậm màu sắc dân gian và tính hài hước cao. Câu chuyện cười này đã không chỉ mang lại những tiếng cười nhẹ nhàng cho người đọc mà còn chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc. Đặc biệt là bài học về tính khoe khoang của một số bộ phận con người.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về câu nói Tha thứ là món quà ta dành cho người khác bởi tha thứ chính là món quà ta dành cho chính mình

Câu chuyện kể về hai anh thanh niên đều có tính khoe của, gặp nhau và cùng khoe của một cách lố bịch. Anh thứ nhất mới may được cái áo mới liền mặc ngay và đứng hóng chờ những người đi qua cửa khen chiếc áo của mình. Tuy nhiên anh ta đứng từ sáng đến chiều chẳng ai thèm hỏi thăm khiến anh ta rất tức tối. Đúng lúc đó, anh chàng thứ hai xuất hiện với trạng thái tất tưởi và hỏi to “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”. Anh chàng có áo mới vui mừng vì có người hỏi thăm liền giơ ngay vạt áo mới ra đáp lại “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”.

Đọc truyện, ta nhận thấy rõ sự lố bịch trong thói khoe khoang của hai anh chàng này, đây như một màn hài kịch nhỏ nơi hai người thích khoe khoang cùng nhau thể hiện. Anh chàng bị mất lợn dù vẫn đang bối rối và không biết tìm lợn ở đâu nhưng vẫn tranh thủ vừa hỏi, vừa khoe. Ngược lại, anh chàng có áo mới cũng không chịu thua kém, anh ta đã chờ từ sáng tới chiều chỉ để gặp được người hỏi thăm để khoe, nên vừa trả lời cho người ta nhưng không quên khoe chiếc áo mới của mình, còn giơ hẳn vạt áo lên. Có thể nói nếu đặt trên một cuộc so tài về khoe khoang thì hai anh chàng này giống như “kì phùng địch thủ”.

Xem thêm:  Tả cây phượng trong sân trường em

Hai nhân vật đều tưởng đã gặp được người để khoe thì không ngờ cũng bị người khác khoe với mình. Chi tiết đó càng phơi bày rõ sự trơ trẽn, lố bịch của nhân vật. Mỗi người chỉ nói vẻn vẹn một câu, nhưng trong câu nói đó của họ lại được thêm một vài từ, làm toát lên sự khác thường trong câu nói. Trong mỗi nhân vật vốn đã có sự lố bịch trong cách khoe khoang, nay hai nhân vật lại gặp nhau, càng làm cho tính lố bịch tăng lên gấp bội. Các tác giả dân gian khi sáng tác ra những mẩu truyện này, không chỉ nhằm mục đích mua vui, hài hước và giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi, mà ẩn sâu trong đó là sự phê phán nhẹ nhàng thói hư tật xấu của một số người. Thấp thoáng trong tiếng cười là sự chế giễu, mỉa mai căn bệnh “khoe khoang” của những kẻ giàu sổi, học đòi.

Có thể thấy, các tác giả dân gian đã rất khéo léo tạo dựng một tình huống đẩy sự lố bịch của hai anh chàng khoe của lên đến tột đỉnh. Nói cách khác, thói khoe của cũng chính là biểu hiện của sự lố bịch, trơ trẽn, tuy nhiên những người khoe của thường không quan tâm hoặc không nhận ra được điều đó. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta không nên khoe khoang, đó là một thói hư tật xấu không nên có trong nếp sống văn minh, văn hóa của người Việt ta.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan