Em hiểu như thế nào về bài thơ “tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh trong nhật ký trong tù
Em hiểu như thế nào về bài thơ “tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh trong nhật ký trong tù
Hướng dẫn
Đề bài: Em hiểu như thế nào về bài thơ “tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh trong tập thơ Nhật ký trong tù
Mở bài Em hiểu như thế nào về bài thơ “tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh
Nhật kí trong tù là tập thơ gồm 133 bài bằng chữ Hán, được người viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, chuyển hết từ nhà lao này tới nhà lao khác, tập thơ ghi lại cảnh sinh hoạt, nhưng tâm tư, tình cảm của người khi ở trong chốn ngục tù, đồng thời lên án tố áo một cách đanh thép chính quyền lúc bấy giờ. Bài thơ “tự khuyên mình” là một trong những bài thơ xuất sắc, có ý nghĩa tinh thần hết sức lớn lao
Thân bài: Em hiểu như thế nào về bài thơ “tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh
“Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”
Cả bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu nhưng phản ánh được tinh thần lạc quan của người, “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Chính những khó khăn, vất vả, gian nan trong chốn lao tù là điều kiện để người tôi luyện tinh thần, cũng như là thời gian để Bác tiếp tục đề ra mục tiêu và phương hướng tiếp theo cho cuộc đấu tranh gian khổ của cả dân tộc. Thành công mà ta có được từ gian khổ sẽ làm cho con người trở nên bền bỉ và sắt thép hơn, sống có ý nghĩa và biết quý trọng, nâng niu những gì mình đang có.
Người sử dụng biện pháp giả định “ví…thì” để đề cập tới vấn đề tuần hòa, quy luật của tự nhiên, của tạo hóa mà không ai có thể cải tạo hay xoay chuyển được. Đó là cảnh đông tàn để chào đón sự huy hoàng, tráng lệ của mùa xuân, tạm biệt cái lạnh chết người của mùa đông để đón nhận những tia nắng đẹp đẽ của mùa xuân. Mượn hình ảnh của thiên nhiên, của thời tiết, khí hậu, các mùa trong năm để nhắc tới hoàn cảnh của con người, vào mùa đông giá rét con người phải chịu giá rét lạnh thấu người, nhưng chỉ cần vượt qua ta sẽ đón nhận sự huy hoàng, ấm áp của mùa xuân. Những gian truân, khó khăn của cuộc sống chỉ là làm ta thêm ý chí mà thôi. Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, luôn hướng về phía trước, hướng về tương lai.
Trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng bằng phẳng và thuận lợi, có những lúc ta thật sự quá mệt mỏi vì phải đối mặt với nhiều thứ, nhưng hãy luôn nhớ rằng, chỉ có ý chí mới có thể đánh gục được ta, còn thử thách, khó khăn, khắc nghiệt chỉ là thử thách để ta có thể tôi luyện bản thân mình mà thôi.
Lúc Bác viết bài thơ này cũng là lúc người đang phải đối diện với sự khắc nghiệt của thời tiết, ác độc của bọn Tưởng Giới Thạch. Qua bài thơ ta mới hiểu được lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan của Bác nói riêng và của các chiến sĩ cách mạng nói chung.
Những “tai ương” ta phải gặp trong cuộc đời mình chính là những thử thách để tôi luyện, giúp ta lớn lên và trưởng thành hơn, càng thêm hăng hái chứ không bao giờ bước cản trở ta tiến về phía trước được, dù trong quá trình chuyển lao từ nơi này sang nơi khác, không được ăn được uống bất cứ thứ gì nhưng trong tim Bác vẫn luôn nhiệt huyết, son sắc một lòng về tổ quốc, về cách mạng nước nhà. Ai cũng biết rằng làm cách mạng sẽ gian truân, và khắc nghiệt, thậm chí cả hy sinh nhưng con người không bao giờ sợ.
Chính những phẩm chất cao đẹp của người, mà Đảng và nhà nước đã lấy tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh làm tấm gương cho chúng ta học tập và noi theo, là kim chỉ nam của thanh niên Việt Nam lập nghiệp, sự nghiệp càng lớn thì chắc chắn khó khăn càng cao, nhưng đừng vì thế mà thanh niên chúng ta ngừng phấn đấu, vì khó khăn chính là môi trường để thử thách và tôi luyện bản thân chúng ta. Bài thơ của Bác chính là lời cổ vũ và động viên tinh thần chiến đấu và lao động của thanh niên Việt Nam nói riêng và nhân dân ta nói chung.
Kết luận Em hiểu như thế nào về bài thơ “tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh
Tóm lại bài thơ của Bác giống như lời thôi thúc, động viên chúng ta học tập và lao động hăng say, đồng thời cũng thấy được tinh thần lạc quan, vượt lên số phận của người, xúc động và cảm phục con người của Bác, ý chí và lòng quyết tâm của người ngay cả trong chốn lao tù, cũng không cho phép mình bỏ cuộc mà phải luôn tin vào mình, tin vào đồng đội, tin vào nhân dân. Đó chính là sức mạnh đoàn kết mà không phải đất nước nào cũng có được.
Theo Nhungbaivanhay.vn
Từ khóa tìm kiếm:
- https://nhungbaivanhay vn/em-hieu-nhu-the-nao-ve-bai-tho-“tu-khuyen-minh”-cua-ho-chi-minh-trong-nhat-ky-trong-tu html