Giải thích câu nói: “có tài mà không có đức là người vô dụng, còn đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”
Giải thích câu nói: “có tài mà không có đức là người vô dụng, còn đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu nói: “có tài mà không có đức là người vô dụng, còn đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”
Mở bài Giới thiệu câu nói: “có tài mà không có đức là người vô dụng, còn đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”
Trong một buổi nói chuyện thân mật và chân thành của Hồ Chí Minh với các học sinh, người đã bộc bạch tâm tư, nguyện vọng và ý nguyện của mình tới các em những chủ nhân tương lai của đất nước: “có tài mà không có đức là người vô dụng, còn có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”, đây là lời nói chân thật cũng như là tư tưởng mà người muốn gửi tới các em.
Thân bài Giải thích câu nói: “có tài mà không có đức là người vô dụng, còn đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”
Vậy ý Bác có phải là chúng ta muốn trở thành một người công dân tốt, có ích cho xã hội thì cần phải có một siêu năng lực về trí tuệ và phải có một tấm lòng cao thượng như bồ tát chăng?
Câu nói của Bác có ý nghĩa rằng: mỗi chúng ta ai cũng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, nếu bạn cố gắng phát huy điểm mạnh của mình và cải thiện điểm yếu của mình thì chắc chắn, bạn là người có ích cho xã hội, một con người đúng nghĩa tồn tại hai yếu tố đó là “tài” và” đức”, tài đó là tài năng, năng khiếu của mỗi người, người có tài này người có tài kia, tài năng đó chỉ là một phần do bẩm sinh mà có, nếu bạn không học tập một cách nghiêm túc và đàng hoàng thì tài năng của bạn dần dần cũng bị mai một theo thời gian, vì thế bạn phải tập luyện và cố gắng phát huy được điểm mạnh của mình. Có như thế thì tài năng của bạn không trở nên phí phạm mà nó lại vô cùng có ý cho xã hội. “Đức” đó đạo đức, là nhân phẩm, phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Nhưng “tài” và”đức” thì phải luôn song hành và sánh đôi với nhau, chứ không được tách rời. Bởi nếu bạn có tài nhưng tâm địa của bạn độc ác, thì bạn dùng chính tài năng của mình để đi hãm hại người khác thì bị người đời xem như là kẻ vô dụng, đáng khinh bỉ. Ví dụ như những du học sinh của Việt Nam ra nước ngoài du học, họ được học tập và tiếp thu với những điều mới mẻ và hay ho, nhưng bên cạnh đó cũng đầy rẫy những khó khăn về mặt tài chính hay sự cuốn hút của các sản phẩm từ nước bạn mà bạn không đủ tiền mua, đầu óc lúc nào cũng xoay quanh việc nghĩ sao để kiếm được tiền, đánh trúng tâm lý đó những kẻ phản động, muốn chống phá đất nước và xã hội chủ nghĩa của ta, đã tìm cách mua chuộc và dụ dỗ họ vào con đường sai trái, tổ chức các biểu đình công, biểu tình nhưng rồi có ai có thể chiến thắng nổi sức mạnh đoàn kết của một dân tộc yêu chuộng hòa bình như đất nước Việt Nam.
Còn bạn có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó, bởi tâm địa bạn lúc nào cũng hiền lành, tốt bụng, muốn giúp đỡ mọi người về mặt vật chất và tinh thần nhưng điều đó cũng khó. Ví dụ một người thấy các bé ở trại trẻ mồ côi rất đáng thương và muốn nhận các em đó về để nuôi, nhưng tai năng chẳng có, tiền thì cũng không ai cho, liệu kiếm tiền bằng gì khi không có tài năng được, nên đành ngậm ngùi nhìn những đứa bé đó sống trong trại trẻ mồ côi mà không làm được gì cho chúng.
Tóm lại muốn làm được chuyện lớn thì người đó phải hội tụ cả hai yếu tố “tài”, “đức” thì mới có thể thành công được, đó không phải là quy luật của tự nhiên mà đó là cơ hội do chính chúng ta tao nên. Vì vậy chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phải ra sức học tập và rèn luyện thật tốt về cả trí tuệ lẫn trí thức, có như thế sau này mới trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội được.
“Tài” và ‘đức” là hai phẩm chất để đánh giá một con người, chúng bổ sung và tương trợ lẫn nhau, không thể tách rời. Nhưng trong câu nói của Hồ Chí Minh thì người vẫn coi trọng chứ “ đức” hơn, đức được đặt ở đầu, đóng vai trò then chốt, hàng đầu.
Kết luận Giải thích câu nói: “có tài mà không có đức là người vô dụng, còn đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”
Nhìn chung, trở thành người có ích cho xã hội hay công, hoàn thành công việc được hiệu quả như mong muốn hay không? tất cả phụ thuộc vào khả năng, tính ham học hỏi và rèn luyện của mỗi bản thân, câu nói của Bác chính là lời dạy đầy ý nghĩa cho tất cả chúng ta trên con đường học tập và sự nghiệp của mình.
Theo Nhungbaivanhay.vn