Giải thích quan niệm Trời sinh voi trời sinh cỏ


Giải thích quan niệm Trời sinh voi trời sinh cỏ

Bài làm

Từ xa xưa, ông cha ta bên cạnh những đạo lý truyền thống quý báu thì song song với đó vẫn còn tồn tại những hủ tục, quan niệm vô lý và “Trời sinh voi trời sinh cỏ” chính là một trong số đó. Câu nói chia làm hai vế, với mối quan hệ nhân quả, mượn hình ảnh của “voi” và “cỏ” để nói về một quan niệm khi trời đã sinh ra loài voi thì ắt sẽ sinh ra sẵn cỏ để chúng ăn, sâu xa hơn, ông cha ta cho rằng, cha mẹ sinh ra con cái thì không cần nuôi dưỡng, dạy dỗ, cung cấp cái ăn, cái mặc mà ắt những điều kiện ấy sẽ có sẵn để con người hưởng thụ và sử dụng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, quan niệm trên có lẽ đã không còn đúng đắn trong cuộc sống hiện nay nữa. Tại sao có thể nói như vậy? Chúng ta cần hiểu rằng, mọi thứ trong cuộc đời này đều không phải tự nhiên mà có mà nó đều trải qua một quá trình con người tìm tòi, sáng tạo và lao động mà nên. Nước chúng ta uống cũng cần phải trải qua công đoạn lọc, quần áo chúng ta mặc là từ bàn tay của những người công nhân, cơm chúng ta ăn là công sức của biết bao người lao động, nên không có một thứ gì là sẵn có. Bên cạnh đó, một con người khi vừa sinh ra, chưa thể hoàn thiện hết về mặt thể chất lẫn tinh thần, nếu không có sự dạy dỗ, chăm sóc của cha mẹ. Ngày xưa, ông cha ta chỉ quan niệm đơn giản “đông con hơn nhiều của”, thế nhưng đặt vào trong bối cảnh thời đại hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì mọi nhu cầu về con người cũng vì thế mà nâng cao lên. Nếu cha mẹ chỉ sinh con cái, còn không quan tâm đến việc nuôi dưỡng, cung cấp cho con cái mình mà cho rằng điều đó ắt sẽ tự động đến thì làm sao con cái có thể phát triển, theo kịp với dòng mạch của xã hội? Chinh quan niệm ấy đã gây ra biết bao hệ luỵ đến xã hội bây giờ điển hình như việc số hộ nghèo ngày càng nhiều, đời sống con người thiếu thốn, vất vả. Một con người từ bé không có sự dạy dỗ, chăm sóc của gia đình mà phải bươn chải, đối mặt với xã hội từ sớm thì sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu, tâm lý không ổn định. Quan niệm trên vậy nên là hoàn toàn không còn giá trị trong cuộc sống hôm nay, lý giải cho điều này, có lẽ xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh ngày xưa, con người còn bị hạn chế về học thức, và xã hội lúc bấy giờ vẫn chưa mấy hiện địa phát triển như bây giờ, tuy nhiên hiện nay thì tư tưởng ấy cần thiết phải bài trừ vì nó sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng chính đến xã hội. Nó như một lời cảnh tỉnh đối với mỗi bậc làm cha làm mẹ cần biết chăm sóc, nuôi dạy và có trách nhiệm với con cái của mình, tránh sinh quá nhiều con khiến cho không có đủ điều kiện để chăm sóc, học tập , giống như rất nhiều trường hợp của các ông bố bà mẹ trẻ ngày nay sinh con ra nhưng không chăm sóc, bỏ rơi con cái của chính mình . Vỉ rõ ràng , một xã hội chỉ thực sự phát triển khi con người ta có thể được đảm bảo đầy đủ về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Bài viết liên quan