Hướng dẫn soạn văn Việt Bắc của tác giả Tố Hữu – Chương trình Ngữ văn 12


Hướng dẫn soạn văn Việt Bắc của tác giả Tố Hữu – Chương trình Ngữ văn 12

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Việt Bắc sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết nhằm hỗ trợ người học trong quá trình tìm hiểu và phân tích bài thơ này. Để có quá trình hiệu quả nhất, các bạn hãy cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé!

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích

  • Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Cuối năm 1954, chiến dịc Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Trung ương Đảng và Chính phủ cùng những người kháng chiến rời chiến khu Việt Bắc về với Thủ đô. Nhân sự kiện lịc sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này để ghi lại tình cảm, mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng của nhân dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng.
  • Sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình:

+ Lời đối đáp giữa hai nhân vật: cô gái dân tộc (người ở lại) và anh bộ đội ( người về xuôi)

+ Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn giữa người đi và kẻ ở.

+ Nỗi nhớ mênh mang, da diết với nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau: trong hồi tưởng và hoài niệm, những nỗi nhớ cứ hiện lên: nhớ cảnh, nhớ người và nhớ những kỉ niệm kháng chiến.

Xem thêm:  Cảm nhận bài Mùa xuân của tôi Vũ Bằng

+ Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao ta- mình góp phần thể hiện sự gần gũi, gắn bó của kẻ đi người ở.

Câu 2: Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

Qua hồi tưởng của tác giả, cảnh Việt Bắc hiện lên thơ mộng,nên thơ:

  • Vẻ đẹp trải dài qua không gian, thời gian khác nhau: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya. Bức tranh tứ bình đẹp tuyệt vời của bốn mùa.
  • Thiên nhiên trở nên đẹp và hữu tình hơn khi có sự hòa quyên, gắn bó của con người:

+ Có sự khắc nghiệt riêng nơi núi rừng.

+ Có những khoảnh khắc đẹp và thơ mộng: rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,…

+ Những hình ảnh đặc trưng nơi núi rừng: khói bếp, sương núi…

+ Sau mỗi câu tả cảnh là một câu tả người gợi sự gần gũi, hòa quyện của con người với thiên nhiên làm bớt đi sự hiu quạnh nơi núi rừng âm u.

  • Nhớ về cuộc sống và con người Việt Bắc:

+ Cuộc sống thanh bình, yên ả với những hoạt động sinh hoạt đặc trưng: em gái hái măng, người đan nón…

+Cuộc sống vất vả, khó khăn trong kháng chiến nhưng đầy nghĩa tình, sẻ chia.

Dù có nhiều khó khăn nhưng cuộc sống đầy nghĩa tình, con người sẵn sàng đùm bọc, che chở nhau tất cả vì kháng chiến.

Câu 3: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa ra sao?

  • Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu được tác giả khắc họa đầy ấn tượng. Đó chính là tinh thần dân tộc đồng lòng chống kẻ thù: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai. Dù còn nhiều khó khăn nhưng luôn lạc quan: gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Đó còn là bức tranh “ Việt Bắc xuất quân” đầy hào khí.
  • Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: là quê hương của cách mạng, là đầu não của kháng chiến, là nơi đặt niềm tin và hi vọng của biết bao con người Việt Nam.
Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du

Câu 4: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích

Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc thể hiện ở:

  • Thể thơ lục bát – thể thơ dân tộc nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người.
  • Những hình ảnh hết sức bình dị, thân thương và gần gũi.
  • Kết cấu đối đáp mình –ta quen thuộc trong ca dao.
  • Sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc
  • Nhịp thơ khi nhẹ nhàng, sâu lắng, lúc lại mạnh mẽ, quyết liệt.
  • Giọng điệu trữ tình, thiết tha.

II. Luyện tập

1. Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta –mình trong bài thơ

  • Cặp đại từ mình – ta quen thuộc trong ca dao được tác giả đưa vào thơ một cách tự nhiên, gần gũi.
  • Sử dụng cặp đại từ này khiến cho bài thơ mang đậm tính dân tộc, tính trữ tình với một giọng điệu chân thành, tha thiết.
  • Góp phần thể hiện tình cảm gắn bó khăng khít giữa những người dân Việt Bắc với những chiến sĩ cách mạng.
  • Chọn trong đoạn trích hai đoạn tiêu biểu:
  • Một đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
  • Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.

Phân tích một trong hai đoạn đó

Đoạn thơ “ Ta về mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuye chung” có thể coi là một đoạn thơ đặc sắc nhất về cảnh và người nơi chiến khu Việt Bắc:

  • Lời thơ như khúc hát ân tình, tha thiết về Việt Bắc.
  • Bên cạnh bức tranh thiên nhiên là hình ảnh về con người Việt Bắc với những công việc giản dị, đời thường.
  • Bức tranh tứ bình của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được tác giả miêu tả một cách tinh tế, đặc sắc. Mùa đông với hoa chuối đỏ tươi, mùa xuân với hình ảnh những cành hoa mơ trắng xóa, mùa hạ với âm thanh của tiếng ve và mùa thu với ánh trăng hòa bình. Hình ảnh con người nổi bật giữa không gian núi rừng làm cho bức tranh hòa quyện. Cảnh núi rừng Việt Bắc vì thế không âm u lạnh lẽo mà tràn đầy sức sống.
Xem thêm:  Soạn bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương lớp 7

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan