Nghị luận về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trong truyện cổ tích Tấm Cám
Nghị luận về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trong truyện cổ tích Tấm Cám
Bài làm
Trong xã hội từ trước đến nay vẫn chia thành hai phe thiện ác rõ ràng. Trong truyện cổ tích Tấm Cám chúng ta có thể nhận thấy ngay được hai phe thiện và ác đang tồn tại. Nhưng cuối cùng thì trong cuộc chiến ấy, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Đầu tiên chúng ta phải hiểu được cái thiện là gì? Cái ác là gì? Cái thiện có thể hiểu là những người có lương tâm trong sáng, có đaọ đức, không làm gì có ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh và luôn giúp đỡ người khác. Còn ngược lại với cái thiện, chính là cái ác. Cái ác là những người luôn suy tính cách làm hại người khác để mưu cầu hạnh phúc quyền lợi cho bản thân. Những người ác là những người mưu mô, lòng dạ thâm độc, khó lường, trước sau không nhất quán.
Trong xã hội xưa, nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: trẻ mồ côi, những người có thân hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Và truyện Tấm Cám cũng không ngoại lệ, Tấm từ nhỏ đã bị mồ côi cha, phải ở chung với dì ghẻ và một người em gái cùng cha khác mẹ tên là Cám, Tấm ngày ngày phải vất vả làm lụng nhưng vẫn bị mẹ con nhà Cám nhòm ngó chờ lúc hãm hại Tấm. Trong cuộc thi bắt tôm bắt tép để được dải yếm đào thôi mà Tấm cũng bị Cám lừa lấy hết sạch cả giỏ tôm cá, Tấm nuôi cá Bống đề kiếm người bầu bạn thôi mà cũng bị mẹ con nhà Cám giết mất Tấm đau lòng khóc nức nở. Ngày hội làng diễn ra, người người nô nức kéo nhau đi hội, riêng Tấm bị mẹ con nhà Cám bắt ở nhà nhặt gạo ra gạo thóc ra thóc , Tấm buồn lắm Tấm lại khóc. Rồi khi Tấm được lấy hoàng tử về nhà ăn giỗ cha thì cũng bị mẹ con Cám hãm hại giết chết Tấm. Qua 4 lần hóa thân nhưng lần nào cũng bị mẹ con nhà dì ghẻ tính kế hãm hại. Nhưng những lần Tấm khóc đều có một thế lực siêu nhiên đó chính là Bụt giúp đỡ Tấm. Bụt hiểu được sự hiền lành chất phác trong con người Tấm nên đã rat tay giúp đỡ Tấm. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy, nhân vật Bụt không xuất hiện trong 4 lần hóa thân của Tấm nữa. bởi vì tác giả dân gian muốn cho chúng ta thấy lúc này nhân vật Tấm đã bắt đầu có sự phản kháng không cam chịu nữa, bắt đầu biết chống lại cái ác bảo vệ mình, bảo vệ hạnh phúc của mình. Và cuối cùng, Tấm đã thắng, Tấm chính là đại diện cho cái thiện chiến thắng cái ác.
Hai phạm trù thiện ác tuy đối lập nhau, nhưng lại song song tồn tại trong xã hội. Bao giờ cũng vậy, trong cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, con người luôn mong ước và tin rằng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Trong xã hội ngày nay, thiện ác vẫn tồn tại và cuộc đời vẫn luôn đầy rẫy những bất công. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu vẫn diễn ra như trong truyện cổ tích Tấm Cám. Không chỉ truyện Tấm Cám mà còn rất nhiều truyện cổ khác cũng đã cho chúng ta nhiều bài học quý báu về thiện và ác.
Ranh giới giữa thiện và ác là phải rõ rang. Nhiều người tận mắt nhìn thấy tên trộm móc túi người khác mà lại im lặng không lên tiếng vì sợ. Như vậy, bạn đã tiếp tay cho cái ác bao che cho cái ác. Vậy cuộc đấu tranh cho cái thiện chống lại cái ác sẽ như thế nào? Đó chỉ là một ví dụ nhỏ thôi, thực tế ngoài xã hội kia còn muôn vàn trường hợp khác đã bao che, tiếp tay cho cái xấu.
Cuộc đấu tranh thiện ác diễn ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ ngành nghề gì, ngay cả trong trí óc lương tâm của chúng ta vẫn tồn tại cái thiện và cái ác. Nhưng chúng ta phải biết đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái ác. Tuy nhiên thì dù là thời xưa hay thời nay, thì con người vẫn luôn tin rằng trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác thì cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác.
Người xưa nói không sai “ ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Các bạn hãy biết đấu tranh cho cái thiện, hãy lên tiếng chống lại cái xấu xa, độc ác. Hãy lên tiếng khi thấy việc làm xấu đừng im lặng vì im lặng là chính bạn đã tiếp tay cho cái xấu đấy.