Phân tích “chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung
Phân tích “chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy phân tích tác phẩm “chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung
Mở bài Phân tích “chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung
Viết chiếu cầu hiền tài là truyền thống văn hóa-chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788-1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, các tri thức triều đại cũ Lê – Trịnh ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. Qua bài chiếu ta thấy được tầm nhìn của Quang Trung và lòng yêu nước thương dân và đặc biệt là người trọng hiền tài, luôn xem “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Thân bài Phân tích “chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung
Chiếu hiền tài là lời kêu gọi tha thiết và chân thành của Vua Quang Trung để chiêu mộ người tài cùng nhau chung sức giúp vua dẹp giặc ngoài và bình ổn đất nước. Bài thơ là cả tấm lòng của người đối với dân, hết lòng vì nước vì dân trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mở đầu bài chiếu là Quang Trung đã khẳng định: “người tài là để cho thiên tử” sử dụng. Bên cạnh đó ông cũng không phê phán, lên án hay ngợi ca một số thành phần chỉ muốn yên vị “ngựa đứng trong hàng lễ nghi”, muốn giữ cái thanh tiết của mình mà không chịu đồng tâm, đồng lòng, đồng tình cùng vua trị vị đất nước.
Hình ảnh “trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi” để thấy được sự mong mỏi, khẩn thiết của người đối với việc muốn chiêu mộ nhân tài giúp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc, người không ngồi chính giữ chiếu như các vị vua khác hay những lần khác mà Vua ngồi mà lần này hàng ngày Vua cứ ngồi ở mép chiếu, chờ những người hiền tài tới cùng Vua bàn bạc và lên kế hoạch mưu đồ việc lớn.
Bài chiếu chính là lòng mong mỏi khẩn thiết, cũng như thấy được tấm lòng, đức hy sinh của một ông vua hội tụ những phẩm chất và đức tính cao đẹp, xem những người tài là trụ cột của đất nước, đất nước hưng thịnh hay không là phụ thuộc vào họ, ông cũng là người vô cùng khiêm tốn và hạ thấp bản thân mình dù mình là vua của một quốc gia, nhưng vẫn xem hiền tài mới là người thật sự tài sản vô giá mà ông xem trọng, Người từ tốn hỏi: “Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng?” câu hỏi khiến người nghe phải có chút xúc động, chút thương cảm nhưng qua câu hỏi chúng ta mới thấy được ông chính là vị vua anh minh, nhân từ.
Đất nước lúc này “mọi sự đang bắt đầu”, “kỉ cương triều đình còn nhiều điều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan”, “dân khốn khổ còn chưa hồi sức, việc giáo hoá đạo đức chưa thấm nhuần”, chính vì thế “trẫm nơm nớp lo sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan” chỉ mong muốn được sự giúp đỡ của các bậc hiền tài và những người yêu đất nước môt lòng một dạ muốn đưa tài năng của mình để phục vụ đất nước đang trong buổi đầu xây dựng này. Một mình vua dù có yêu nước thương dân như thế nào cũng không thể gánh vác được hết tất cả mọi thứ được. Bài chiếu khiến người đọc, người nghe càng thêm cảm phục vị vua cả đời chèo chống và chăm lo cho sự bình yên của đất nước.
“Làm nên ngôi nhà lớn không phải chỉ một cành cây, xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ”, ông cha ta từ lâu đã có câu:
“Một cây làm chằng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Quang Trung thấy được tầm quan trọng của việc hợp sức, hợp lực, đồng tâm, đồng lòng của tất thảy mọi người thì chắc chắn mọi điều sẽ thuận lợi và thành công, dân tộc Việt Nam có những phẩm chất mà nó trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, mà khiến địch phải dè chừng và e sợ đó là lòng yêu nước, và tinh thần đoàn kết dân tộc mà không có thế lực thù địch nào có thể lay chuyển và nhấn chìm được nó.
Trong một đất nước rộng lớn này chả nhẽ không có người tài đức nào giúp Trẫm xây dựng đất nước “há lại không có người kiệt xuất hơn đời để giúp rập chính sự buổi đầu cho trẫm ư?” ông khẳng định một điều mà nó như là chân lý, định lý không thể xoay chuyển được, đó trong một đất nước như thế lại không một người nào cùng ông giúp dân trị vì đất nước được ư?
Ông là người coi trọng và luôn dành mọi điều kiện tốt nhất để bậc hiền tài có thể bộc lộ và thể hiện được tài năng của mình, không ai xa lạ, “xa tận chân trời, gần ngay trước mắt” đó là việc ông đối xử với Ngô Thì Nhậm một bậc sĩ phu, hiền tài của đất nước, cùng ông bôn ba và giúp ông trong việc triều chính, ông sẵn sàng lắng nghe những gì mọi người nói, hợp lý và phù hợp với lợi ích của dân ông sẽ tiếp thu và thực hiện.
“Người có lời lẽ có thể dùng được thì đặc cách bổ dụng, người có lời lẽ không dùng được thì để đấy, chứ không bắt tội nói viễn vông, không thiết thực” ông chỉ rõ ra như thế, không bao giờ trách phạt ai, nếu họ không làm được việc cũng không giáng tội, hoặc là tiến cử và là ứng cử, như thế nào cũng được, ông như nắm được tâm lý và nỗi lòng của dân nên đã khéo léo rào trước mọi thứ để dân thật sự muốn giúp mình cai quản đất nước này.
Bài chiếu thể hiện tấm lòng vì nước, vì dân của triều đại Tây Sơn cũng như tầm nhìn sâu rộng của vị Vua anh minh mà tài hoa này. Ông chiêu mộ người tài không bằng những lời lẽ hoa mỹ, văn vẻ mà ông dùng cái tâm, sự chân thành của mình để gửi tới tấm chân tình của mình tới những người hiền tài, sẵn sàng chiêu mộ người tài trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Kết luận Phân tích “chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung
Qua đây ta cũng thấy được tài năng của Ngô Thì Nhậm về văn chương với những lý luận sắc bén, lập luận chặt chẽ, câu cú xa mà gần. bài chiếu ca ngợi tinh thần yêu nước thương dân và tư tưởng tiến bộ của triều đại Tây Sơn.
Theo Nhungbaivanhay.vn