Phân tích bài thơ” tôi yêu em” của nhà thơ Puskin


Phân tích bài thơ” tôi yêu em” của nhà thơ Puskin

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ tình ” tôi yêu em” của nhà thơ Puskin

Mở bài Phân tích bài thơ” tôi yêu em” của nhà thơ Puskin

“ Tôi yêu em” là bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với Anna Olenia, người đàn bà mà ông muốn lấy làm vợ, đó là người phụ nữ điển hình lúc bấy giờ, xinh đẹp, dịu dàng. Bài thơ là nỗi tâm tình của tác giả khi kể về cuộc tình không có hậu của mình.

Thân bài Phân tích bài thơ” tôi yêu em” của nhà thơ Puskin

“Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

Cụm từ “tôi yêu em” được lặp lại ba lần, trở thành giọng điệu tình yêu, thiết tha, quán xuyến của bài thơ và đông thời hình ảnh “ngọn lửa tình” mang lại cảm giác ấm nóng trong tình yêu, rực rỡ, nồng nàn. Tác giả sử dụng lối sưng hô hết sức đặc biệt “tôi”, “em” tạo ra sắc thái vừa muốn gần gũi, vừa tạo nên khoảng cách giữa hai bên. Tác giả khẳng định tình yêu vẫn nồng nàn, mãnh liệt, không thể phai nhạt trong tâm hồn của nhà thơ.

Tuy nhiên hia câu thơ sau tác giả lại chuyển hướng mình sang một hướng khác:

“Nhưng không để em bận lòng hơn nữa

Hay hồn em phải gơn bóng u hoài”

Từ “nhưng” xuất hiện như một đập chắn thay đổi suy nghĩ của nhân vật. Ở đó có sự giằng có của cái tôi còn yêu và cái tôi quyết dứt bỏ tình yêu, điệp từ “không” làm cho câu thơ trở nên mạnh mẽ và dứt khoát, nó như sự dằn lòng của nhân vật để không làm người yêu buồn, tác giả tự hứa với lòng sẽ dứt khoát từ bỏ mối tình này để em tới với người mới sung sướng hơn, điều này cho thấy rằng đây là một tình yêu cao thượng, vị tha.

Xem thêm:  Soạn bài Quan hệ từ lớp 7

Sự mâu thuẫn ấy vẫn được tiếp tục ở trong những câu thơ sau:

“ Tôi yêu em ầm thầm, không kỳ vọng

Lúc rút rè, khi hậm hực lòng ghen”

Hai câu thơ thể hiện nhiều ngắt cách, rối bời, lý trí bắt mình phải kìm nén, nhưng cảm cúc trong trái tim vẫn dâng trào, tác giả chỉ là đang hồi nhớ và kiểm nghiệm lại tình yêu của mình. Cấu trúc” như bởi..” tái hiện cảm xúc của nhân vật tôi với nhiều cung bạc tình yêu khác nhau, cả những góc khuất trong mối tình ngang trái này,

Đặc biệt trong hai câu thơ cuối nỗi lòng của tác giả lại được đẩy lên cao trào:

“ Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu em được như người tình như tôi yêu em”

“Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm như một lời tổng kết tình yêu. Nó là sự khái quát, chiêm nghiệm lại tình yêu, tấm chân tình của người con trai đối với người con gái họ yêu.

“Cầu em được như người tình như tôi yêu em” thể hiện mức độ cao nhát của tình yêu, mong rằng người mình yêu thật hạnh phúc, thậm chí à bên người khác. Một lần nữa tác giả giữ lại sầu khổ cho mình để dâng tặng bạn tặng vật tốt đẹp nhất của tình yêu chân thành.

Đó là tình yêu đầy vị tha, vươn lên khỏi sự ích kỉ. Ở đó còn ẩn chứa một chút tiếc nuối của tình yêu, sự kiêu hãnh của bản thân. Đoạn thơ khẳng định tình yêu và cũng là lời từ biệt người mình yêu. Qua đó ta thấy một tâm hồn yêu vô vọng, song mãnh iệt, vị tha mà cao thượng. Trong tình yêu chân thực, yêu quan trọng hơn được yêu.

Xem thêm:  Chất thơ trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bài thơ thấm đượm nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu mãnh liệt, vị tha. Nó thực sự “ tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách một con người”. Trong tình yêu cái làm nên sức sống và vẻ đẹp của tình yêu là yêu chứ không phải là được yêu, dù không được đáp lại, tình yêu cũng làm thanh lọc tâm hồn ta.

Tôi đã yêu em, tôi vẫn yêu em và tôi mãi mãi yêu em, chính vì thế mà tôi cầu chúc cho em được hạnh phúc với người em yêu, nói ra câu này không phải dễ dàng gì, nó đau đến xé lòng những tác giả cũng phải cố kìm lại.Bài thơ không trang sức cầu kỳ, rực rỡ mà vẻ ngọc, đẹp đẽ của bài thơ chủ yếu thể hiện ở xu hướng vươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tưởng.

Cảm hứng về một tình yêu chân chính, cao thượng đã được gửi gắm trong nhân vật trữ tình của bài thơ. Bài thơ là sự kết hợp tuyệt vời của một lý trí sáng suốt và trái tìm biết yêu thương thực sự, bài thơ mở đầu rất giản dị và trầm lắng, không ồn ào, náo nhiệt, dẫu có phần dè dặt và ngập ngừng trong đấy nhưng lời thổ lộ có lẽ chưa tắt hẳn. Như vậy tình yêu tôi dành cho em là tình yêu say mê, ầm thầm, lặng lẽ, là dấu hiệu của những cảm xúc vững bền của một trái tim chung thủy, bất chấp thời gian, bất chấp rằng em có đoái hoài gì đến tôi hay không, đó không phải là những đam mê bộc phát nhất thời.

Xem thêm:  Quan niệm nhân sinh qua bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Kết luận Phân tích bài thơ” tôi yêu em” của nhà thơ Puskin

“ Tôi yêu em” là tác phẩm không có hình ảnh mỹ lệ, độc đáo, cũng như không sử dụng các biện pháp tu từ, cái hay cái đẹp của bài thơ thể hiện sự chân thành, thanh khiết khi giãi bày, ở sự thanh cao trong lời chúc hanh phúc. “Tôi yêu em” mộc mạc, giản dị với nhiều cung bậc tình yêu không phai, chỉ Với bài thơ này Puskin xứng đáng được tôn vinh thi sĩ của tình yêu.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan