Phân tích bài thơ “Tin thắng trận” của Hồ Chí Minh


Đề bài: Phân tích bài thơ “Tin thắng trận” của Hồ Chí Minh

Bài làm:

Cảm xúc của con người ta, chung quy đều xuất phát từ niềm vui hay sự buồn khổ. Mà cảm xúc lại là nguồn khời phát của thơ ca. “Hãy hát lên, khi mỗi mảnh hồn anh là một sợi dây đàn” (Platô). Phải chăng, khi vui, người ta cũng dễ tìm đến với thơ hơn? Tôi đã gặp một niềm vui như thế trong “Tin thắng trận” (1948) của Hồ Chí Minh.

Với một người chiến sĩ, thắng trận là một niềm vui lớn. Nhất là đối với một nhà lãnh đạo như Bác. Bởi vậy, cũng như bản thân tên gọi của bài thơ, người đọc dễ tưởng rằng bài thơ được ra đời đơn giản trước niềm vui chiến thắng. Thế nhưng người ta lại bất ngờ tham dự vào một cuộc trò chuyện giữa Bác và trăng:

“Nguyệt thôi son vấn thi hành vị

Quân vụ nhưng mang vị tố thi”

Lạ chưa? Không phải câu chuyện xoay quanh tin thắng trận. Trăng đẩy cửa vào hỏi: “Thơ xong chưa?”. Bác thanh minh: “Việc quân bận quá chưa làm thơ được”. Chủ đề câu chuyện ấy là một chữ “Thơ”. Xem ra, Bác đã xuất hiện trong vị thế của một nhà thi sĩ mà sự hấp dẫn của nàng Ly Tao ẩn hiện mình trong dáng vẻ của “người bạn trăng”. “Thơ ca là một trong những niềm vui cao cả nhất mà con người tạo ra cho mình” (K.Mác); có đúng vậy không? Ở đây ta lại gặp Trăng. Từ những thời đại xa xưa của thơ Đường, thơ Tống, trăng và thơ đã như một đôi bạn thân thiết, cùng bay trên chiếc “thuyền mơ” cặp bến bờ cảm hứng. Người lữ hành kì diệu trong đêm, đi giữa muôn ngàn vì tinh tú mà vẫn như cô độc một mình. Không hiểu vì sao, mỗi khi bắt gặp người lữ hành ấy, người ta luôn thấy có một sự rung động lạ kì, nghe ngân lên một thứ “tiếng lòng” trong tâm hồn. Từ ánh trăng mờ ảo như tỉnh như say trong thơ Lý Bạch:

“Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương”.

Đến vầng trăng chất chứa đầy tâm sự của Nguyễn Khuyến:

“Song thưa để mặc bóng trăng vào”

Hay mang cái ngậm ngùi, thoát li nơi Tản Đà:

“Cho em lên với chị Hằng ơi

Trần thế nay em chán nữa rồi”.

Có lúc lại mang màu sắc kì lạ, dở tỉnh dở điên như thơ Hàn Mặc Tử:

“Trăng, trăng, trăng, là trăng, trăng, trăng

Ai mua trăng tôi bán trăng cho…”

Bao nhiêu cuộc tao ngộ giữa thi sĩ và trăng là ngần ấy hoàn cảnh khác nhau, ngần ấy tâm trạng khác nhau. Tại sao với cùng một vầng trăng mà với mỗi thi sĩ lại như có một vầng trăng riêng vậy? Có lẽ bởi trăng đã lặn vào tâm trạng của mỗi người. Trăng của Bác cũng khác, Người làm thơ về trăng cũng nhiều. Có lẽ về đêm, con người ta dễ mở rộng lòng mình để sống thật hơn chăng?

Xem thêm:  Soạn bài Luận điểm trong bài văn nghị luận

Trong tù người viết về trăng:

“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”

Lúc thì xa xôi như thế, lúc lại lạnh lẽo cô đơn:

“Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh”

Ngoàii tù Người cũng viết về trăng:

“Trang lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Rồi thì:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”

Nhưng những lúc ấy, trăng vẫn đơn thuần chỉ là một vật phẩm xinh đẹp của Tạo hóa; vẫn “Khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn” (Xuân Diệu). Những lúc ấy, giữa trăng và người ngắm trăng vẫn còn một khoảng cách, vô hình và trong suốt như một bức tường bằng thủy tinh mà cả hai bên đều không thể vượt qua để tìm đến với nhau được. Có lẽ vậy, ta ngạc nhiên khi gặp một vầng trăng, gần gũi và tự nhiên đến không ngờ trong Tin thắng trận”:

“Nguyệt thôi song vấn thi thành vị”

Bản dịch đã đánh rơi nhiều ý tứ hay trong nguyên tác. Nếu chỉ là:

“Trang vào cửa sổ đòi thơ”

Có phải là các khoảng cách kia vẫn còn tồn tại hay không? Và như vậy, giữa bác và trăng đã hình thành một vật cản làm bằng sự xã giao, có phần nghi lễ, kiểu cách. Nhưng điều toắt lên từ câu thơ của Bác lại khác kia. Đó là ánh sáng ấm áp của một tình bạn dường như thân thiết và gắn bó đã lâu. Đó là một không khí tự nhiên trong cuộc giao cảm của hai tâm hồn đồng điệu. Đó cũng là cảm giác về một sự chân thành, không khách sáo. Không đến một cách rất mức lịch sự như trong câu thơ dịch, trăng của thơ Bác như thể đã quá quen với Bác, thuộc cả thói quen làm việc khuya của Bác, thuộc cả sở thích yêu quí nhất của Người làm thơ. Vậy là như có một mối tương quan nào đấy, một thứ dây tơ nào đấy đã ràng buộc bởi Người yêu thơ và yêu trăng; Người ngắm trăng mà sinh thơ, làm thơ để tặng trăng vad trái lại, trăng và thơ cũng yêu quí Người biết mấy. Nơi sợi dây ràng buộc bới Bác đến với trăng và thơ cũng như trăng và thơ với Bác theo con đường của trái tim, không vướng bận bởi những dè chừng cách ngăn, tính toán. Lời giãi bày của nhà thơ cũng xuất phát từ thứ tình cảm ấy:

“Quân vụ nhưng mang vị tố thi”

Nhưng trong câu thơ dịch là một lời khất:

“Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”

Có cần phải khất không khi Người đã hiểu trăng: “tuy hai mà một”. Đã là tri kỉ tất sẽ thông cảm cho nhau, sự chậm trễ không làm thơ được này. Ngẫm cho kĩ, bản dịch đã làm mất đi ít nhiều sự thân mật giữa Bác và trăng, đẩy vào giữa mối quan hệ ấy một khoảng cách.

Bác yêu thiên nhiên, quả đúng như vậy. Nếu như cuộc trò chuyện giữa Bác và trăng làmm nổi bật sự yêu mến ấy đồng thời biểu lộ tình cảm thân thiết của trăng đối với Bác thì ngay trong lời bày tỏ của Bác, đã xuất hiện hình bóng của một con người khác bên cạnh con người thi sĩ Hồ Chí Minh. Trăng ngoài kia gọi mời đến thế mà Nười phải tạm quên đi, tạm gác sang một bên. “Việc quân đang bận”, phải chăng đó là do mạnh hon3 cả vẻ đẹp của trưang, hơn cả sự hấp dẫn của Nàng thơ? Một lần nữa, ta lại thấy trong con người Bác sự ưu tiên không phải dành cho những hứng thú riêng tư mà đặt lên trên hết luôn là vận mệnh đất nước, là nỗi lo lắng cửa Người cho từng cuộc hành quân, từng trận đánh:

“Người ngồi đó với cây chì đỏ

Vạch đường đi từng bước từng giờ”

(Tố Hữu)

Đúng vậy, Bác là đầu mối của sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc kháng chiến trường kì này. Những lo nghĩ canh cánh bên lòng khiến con người cá nhân trong Bác tạm nhường bước cho con người của đất nước, ta mới hiểu được niềm vui tiếp theo của Bác:

“Sơn lâu chung hưởng kính thu mộng

Chính thị liên khu báo tiệp thì”

(Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về)

Tiếng chuôngw đã gọi Bác tỉnh dậy từ “giấc mộng thu”. Có nhiều cách hiểu xung quanh 2 chữ “thu mộng” ấy. Có ý kiến cho rằng “Thu mộng” chỉ việc bác ngủ thiếp đi, hay chỉ đơn giản là cách nói tuongjw trưng thường thấy để miêu tả một đêm trăng như mơ ấy. Nhưng một người yêu trăng, yêu thơ như Bác làm sao có thể ngủ thiếp đi trong đêm trăng như thế, lại càng không thể chỉ là cách nói tượng trưng, như vậy chẳng hóa Bác tiếc nuối vì tiếng chuông đã làm cắt ngang sự thưởng thức của Người hay sao? “Thu mộng” ở đây chỉ là một thoáng chìm đi trong sự mơ mộng. Có lẽ trăng đẹp quá, nên thơ quá khiến Người bị hút vào một cách tự nhiên, không cưỡng lại được. Tiếng chuông đã đưa Bác trở về với thực tại bởi Người cũng đang mong đợi tiếng chuông ấy, một sự mong đợi không thành lời. Vẻ đẹp của trăng vẫn đang tồn tại nhưng bên cạnh nó xuất hiện một niềm vui mới. Tiếng chuông tựa như một tiếng reo, tạo cho lòng người cảm giác lâng lâng và tô cho cảnh vật thêm phần tươi tắn. Giờ đây Bác có bên mình hai diều Người mong đợi nhất: người bạn với trăng và tin thắng trận. Tin thắng trận làm cho đêm trăng thêm đẹp, thêm lung linh. Còn sự có mặt của trăng như muốn cùng chia sẻ niềm vui với Bác.

Xem thêm:  Phân tích cảnh chị em thúy Kiều du xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Trăng đã giúp cho niềm vui của bác tăng thêm lên nhiều lắm. Trong căn phòng nhỏ của Bác, đã diễn ra cuộc gặp gỡ tưởng như là tình cờ giữa trăng và tin thắng trận. Nhưng có ngẫu nhiên không khi Bác đã mong chờ tiếng chuông vui kia đến thế? Có ngẫu nhiên không khi Bác đã dành cả lòng mình cho đất nước, biết mình yêu trăng, yêu thơ mà không dám thả cả mình mặc theo dòng cảm xúc? Nhưng niềm vui đêm nay tự như những món quà kì diệu dành tặng Nười: Một của thiên nhiên, một của con người. Cuộc gặp gỡ cũng tạo nên sự hòa hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ.

Cuộc sống là một chuỗi những niềm vui và sự đau khổ được xâu lại với nhau, xen kẽ nhau. Thần thoại Hi lạp cho rằng trên mặt đất này cũng có niềm vui, có hạnh phúc nhưng đó là một thứ hạnh phúc không chọn vẹn. Người xưa tin vào một cõi Êlidê thần thánh, nơi tồn tại những hạnh phúc toàn mĩ mà con người chỉ có được khi linh hồn lìa khỏi xã phàm. Trước khi là một vĩ nhân, Hồ Chí Minh là một con người. Bác có những tình yêu bé nhỏ, riêng tư dành cho trăng, cho thơ và có những tình yêu lớn dành cho đất nước. Đêm hôm ấy, sự gặp gỡ giữa vẻ đẹp của trăng và tin vui thắng trận đã tạo nên sự đồng hưởng trong tâm hồn Bác, tạo nên bài thơ thú vị. Tình yêu nhỏ và tình yêu lớn đã gặp nhau. Đó chẳng phải là Người đã có được một niềm vui trọn vẹn đó sao?!.

 

Bài viết liên quan