Phân tích đoạn thơ nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du


Phân tích đoạn thơ nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du

Hướng dẫn

Đề bài: Dựa vào hiểu biết của mình, Anh chị hãy phân tích đoạn thơ nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du.

Mở bài Phân tích đoạn thơ nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du

Đoạn thơ Nỗi thương mình trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du bắt đầu từ câu 1229 đến câu 1248 là đoạn thơ đầy chất bi thương nhưng lại không hề yếu đuối. Bởi từ bên trong đã toát lên vẻ đẹp của phẩm chất cao quý. Và chính cái bi thương ấy lại là lời tố cáo mãnh liệt cái tội ác của xã hội bất nhân đang dồn nén hết những đau khổ nên một kiếp người mỏng manh.

Thân bài Phân tích đoạn thơ nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du

Từ khi Thúy Kiều bán mình chuộc cha, cuộc đời gặp phải bao sự lừa lọc. Có lẽ sự lừa lọc lớn nhất là bị Mã Giám Sinh bán vào lầu xanh.Kiều đã nghĩ đến rút dao tự sát chứ không cam chịu nhưng cuộc đời thật trớ trêu không cho Kiều chết. Trong lúc mê man Kiều thấy hồn Đạm Tiên hiện về báo chưa thoát khỏi kiếp đoạn trường nên Kiều phải nghe theo mụ Tú Bà và tạm ngưng ở lầu Ngưng Bích. Ở đây Kiều lại bị tên Sở Khanh lừa một lần nữa, hắn hứa sẽ giúp Kiều bỏ trốn nhưng bị Tú Bà bắt lại và bắt Kiều Phải đi tiếp khách. Cuộc đời Kiều tăm tối từ đây.

Mở đầu là tình cảnh trớ trêu của Kiều ở chốn lầu xanh:

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

Nguyễn Du đã miêu tả thật sống động bức tranh sinh hoạt đặc trưng ở chốn lầu xanh bằng bút pháp ước lệ. Những hình ảnh ẩn dụ “bướn lả”, “ong lơi”, “lá gió”, “ cành chim” và các điển tích Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu. Nguyễn Du cho thấy tình cảnh của Thúy Kiều tuy sống trong cảnh lầu xanh tưởng như thanh tao, phong nhã nhưng thực chất đó chỉ là giả tạo, hằng ngày Kiều phải làm công việc nhơ nhuốc, phải đi mua vui cho người ta. Từ đó ta thấy được lầu xanh là nơi láo nhịp đông người đến mua vui nhưng chỉ có mình Kiều một mình cô đơn đau buồn vì số phận hẩm hiu của bản thân. Kiều thật đáng thương và bất hạnh, qua đó tác giả thể hiện sự đồng cảm với Kiều.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Văn mẫu lớp 10

Tiếp theo là hai câu nói về tâm trạng tủi nhục của Thúy Kiều:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa

Chốn lầu xanh là nơi mua vui nên cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm chỉ khi “ tỉnh rượu”, “ lúc tàn canh” về khuya rồi thì Kiều mới thực sự có lúc sống thật với bản thân. Nhịp thơ 3/3 thể hiện sự chậm chạp của thời gian và không gian lúc về khuya. Cho thấy sự trống vắng trong tâm hồn kiều lưu lạc chốn phương xa không người thân thích. Tiếp theo là nhịp thơ 2/2/2/2 “Giật mình/mình lại/thương mình/ xót xa” thể hiện tâm trạng thoảng thốt của Kiều. Từ “mình” lập lại ba lần trong một câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào cố ghìm nén trong tiếng khóc.

“Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chương bấy thân”

Một cô gái tài sắc vẹn toàn, sống trong gia đình gia giáo vậy mà bây giờ trở thành một nhánh hoa tàn. Phép đối lập như một biện pháp nghệ thuật trong hai câu đầu này càng tăng thêm giá trị biểu cảm. Nó tạo nên sự so sánh đối lập giữa hai quãng đời, hai thời gian, hai tình cảm. Cặp từ đối lập chỉ thời điểm: “Khi sao / giờ sao” tạo nên cảm giác đột ngột của sự thay đổi trong một khoảng thời gian không mấy cách biệt. Chính vì điều này đã làm vết thương của Kiều nhức nhối, đau đớn như đào sâu thêm vào nỗi xót xa, tê tái của Kiều. Nỗi đau thể xác phải đi mua mua cho người khác đã đau cộng thêm nỗi đau về tâm hồn lại làm cho Kiều trở nên càng thương tâm hơn.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng con sông Đà trong “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Kiều hồi tưởng lại những tháng năm “êm đềm trướng rũ màn che” thì lập tức thực tại phũ phàng lại hiện lên. Sống từ nhỏ trong “phong gấm” diễn tả một sự bình yên, êm đềm trong quá khứ thì đối lập với từ “tan tác” trong câu thơ nói về hiện tại như cái thực trạng phũ phàng. Phép so sánh “như hoa giữa đường” càng làm nổi bật sự đối lập giữa quá khứ và thực tại. Cụm từ “bướm chán ong chường” và “dày gió dạn sương” nhấn mạnh sự vùi dập, chà đạp mà Kiều phải gánh chịu. Các câu hỏi tu từ ở đây đc tác giả sử dụng nhằm làm rõ hơn sự đau đớn, của Kiều trước thực tại phủ phàng, tàn nhẫn.

“Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì?”

Sống là một kĩ nữ trong lầu xanh mua vui hết cho người này đến người khác mà từ “xuân” ở đây là hạnh phúc lứa đôi trong khi Kiều lại đi làm vợ khắp trốn thì Kiều làm gì có “xuân”. Câu thơ thật hay và đầy chất suy tư trong tâm hồn của Kiều, Kiều thật đáng thương. Từ ‘”mặc” ở đây lại chỉ sự bất lực, mặc cho mọi thứ muốn tới đâu thì tới.

“Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao: Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lại đứt…

Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa”

Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có phong – hoa – tuyết – nguyệt tượng trưng cho bốn mùa nhưng Kiều lại dửng dưng như không. Bởi trong Kiều bây giờ toàn là sự đau đớn tủi nhục “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở lầu xanh cũng có đủ các thú vui như cầm, kì, thi, họa, nhưng đối với Kiều thì cảnh vật, con người và những thú vui ấy giờ đây đốì với nàng đều trở nên vô nghĩa.

“Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó, mặn mà với ai.”

Hai câu thơ cuối này thể hiện rõ nỗi lòng của Kiều. Từ “vui gượng” nói lên sự lạc lõng, cô độc cũng là sự mâu thuẫn, bế tắc không lối thoát của Kiều trước cảnh chốn lầu xanh của Kiều. Sống trong chốn lầu xanh phải đi mua vui cho người khác kiều thấy mình cô đơn lạc lõng không ai quen biết hiểu được nỗi lòng của mình Kiều thấy nhân phẩm bị nhơ nhớp mà không vùng nên được.

Kết luận Phân tích đoạn thơ nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du

Đoạn thơ Nỗi thương mình chỉ vẹn vẹn trong hai mươi câu nhưng đã nói hết nên sự cô đơn, đau buồn và tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh đồng thời thể hiện sự đồng cảm của tác giả đối với một con người tài sắc vẹn toàn bị xã hội đẩy vào chốn thị phi. Tác giả muốn phê phán tố cáo xã hội tàn ác ước hiếp những con người nhỏ bé trong xã hội đặc biệt là những người phụ nữ liễu yếu đào thơ chỉ khát vọng có một cuộc sống yên bình.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan