Phân tích đoạn trích “cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du


Phân tích đoạn trích “cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du

Hướng dẫn

Đề bài: Cảnh ngày xuân là một đoạn trích rất hay trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em hãy phân tích đoạn trích “cảnh ngày xuân” để thấy được cái hay của đoạn trích

Mở bài Phân tích đoạn trích “cảnh ngày xuân”

Đọc thơ của Nguyễn Du người ta mới thấy được sự tài tình của ông. Đó là sự tinh tế, một cái hay làm nên “chất khác” của ông so với các nhà thơ khác. Đoạn trích “cảnh ngày xuân” xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay bậc nhất về tả cảnh nói chung và mùa xuân nói riêng.

Thân bài: Phân tích đoạn trích “cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du

Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đã gợi tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Qua việc miêu tả không gian, thời gian nghệ thuật tác giả đã gợi lên khoáng đạt và tràn trề sức sống, cách nói dân gian “thời gian thấm thoắt thoi đưa” đã nhập vào hồn vào thơ ca của Nguyễn Du để ông sáng tác nên một câu thơ vừa miêu tả không gian vừa tả thời gian.

“Chim én” là loài chim được xem là biểu tượng của mùa xuân. Những cánh én chao lượn như thoi đưa ấy đã gợi lên một bầu trời bao la, thoáng đãng đầy sức xuân. Câu thơ thứ 2 đã biểu hiện rõ điều đó “thiều quan” nghĩa là ánh sáng đẹp, ánh sáng ấm áp của mùa xuân, cũng là ẩn dụ để chỉ mùa xuân, cách tính thời gian như vậy thật là ý vị và nên thơ.

Với bút pháp ước lệ cổ điển, hai câu thơ đầu vừa nói về thời gian, vừa nói về không gian. Không gian xuân ấy tràn ngập ánh sáng. Đồng thời nhà thơ cũng ngỏ ý nói rằng: thời gian thấm thoắt trôi đi.Nguyễn Du như đang tiếc nuối vì thời gian cứ trôi đi một cách vội vàng như thế. Nhà thơ nhớ mùa xuân ngay trong mùa xuân, ta cứ nghĩ đó là cách nhớ có phần phi lý nhưng nó là có thật, làm sao không tiếc mùa xuân được cơ chứ khi vào lúc này xuân đã hết dư vị của mùa đông, chưa ngấp nghé vào hạ, nên khung cảnh vẫn rất đẹp rất xuân.

ở hai câu thơ tiếp theo:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân được vẽ nên bởi nét phác họa, chấm phá tài tình của văn thơ cổ, Nguyễn Du sử dụng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm để vẽ nên bức tranh ấy. “Non” nói lên sự mới mẻ, đổi thay của đất trời, “xanh” nói lên sự sống, đâm chồi nảy lộc, “trắng” nói lên sự trong trắng, tinh khôi, dịu dàng. Những từ ngữ ấy vừa đem áng xuân về, lời thơ giàu sức tạo hình, tới nỗi ta có mức cảm tưởng trong thơ có họa.

Xem thêm:  Phân tích khổ thơ 3 trong bài mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

Tiếp thu tinh thần câu thơ cổ cua Trung Quốc:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa”

Để sáng tạo nên hai câu thơ có nét chấm phá:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Chữ trắng được thêm vào và đảo lên phía trước thành “trắng điểm” để tạo sự ấn tượng. chữ “điểm” nói lên bàn tay tài hoa của nghệ sĩ-thi sĩ vẽ nên thơ, nên họa như tạo điểm nhấn cho cảnh xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên có sức sống.

ở 8 câu thơ tiếp theo là tiếp nối khung cảnh lễ hội ngày xuân thật nhộn nhịp, mở đầu cho khổ thơ ấy là 2 câu thơ đầu giới thiệu về thời gian hoạt động của con người:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Tết thanh minh là dịp để mọi nguời đi viếng thăm, quét dọn, sửa sang và cúng bái khấn nguyện trước phần mộ của những người đã khuất. Từ lâu đây đã là phong tục cổ truyền của dân tộc ta và tất nhiên sau phần lễ là phần hội. Hội đạp thanh tức là dẫm lên cỏ xanh mà đi chơi xuân. Tảo mộ là dịp để chúng ta tìm lại những kí ức xa xưa, nối lại liên hệ giữa những người đã mất và những người đang sống. Còn “đạp thanh” gợi lên cảnh các chàng trai, cô gái gặp gỡ, làm quen và có thể dẫn tới kết thành những sợi tơ hồng nhân duyên.

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

Tà tà bóng ngả về tây”

Bên cạnh điệp từ, thì cặp từ đối “Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” được đặt bên cạnh nhau tạo thành câu th, không chỉ nối tiếp liên tục tươi vui, nhộn nhịp, rộn ràng trong ngày tươi vui của lễ hội mà còn hơn thế, Nguyễn Du đã gửi vào đó những khát khao, hy vọng của những người đi chơi xuân và cụ thể hơn là mong muốn những điều tốt đẹp ở phía trước của Thúy Kiều.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Chị em Thúy Kiều đã hòa vào dòng người đi trẩy hội. ở đây một lần nữa ta lại gặp nghệ thuật miêu tả ước lệ. Khung cảnh lễ hội mùa xuân được gợi ra qua hàng loạt các từ hai âm tiết giàu sắc biểu cảm. Đó là hệ thống các từ ghép và từ láy, các danh từ “chị em, yến anh, tài tử…”

Cách nói ẩn dụ “nô nức, yến anh” gợi hình ảnh từng đoàn người đi chơi xuân. Tác giả đã khéo léo trong việc đan xen các từ giữa các từ thuần Việt và từ Hán Việt gợi không khí lễ hội thật rộn ràng, tấp nập, không khí lễ hội bao trùm cả nhân gian.

Sau những giờ phút cùng nhau đi chơi và gặp những người tâm đầu ý hợp của mình thì cũng đã đến giờ chị em Thúy Kiều phải ra về, cuộc vui nào cũng phải có lúc tàn, buổi sáng cảnh mùa xuân tinh khôi, thanh khiết là thế đã khác đi rất nhiều.

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Ngày hội vui nào cũng có lúc tàn. Tác giả đã dùng 6 câu thơ cuối để miêu tả cảnh vật và tâm trạng chị em Thúy Kiều trở về. Cái không khí rộn ràng, náo nức đã không còn, mọi thứ đều thứ đều kéo xuống nhạt dần kéo theo tâm trạng của con người. Nghĩa là chúng không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên theo bước đi của thời gian mà còn nhuốm màu tâm trạng. Đó là tâm trạng thơ thẩn của chị em Thúy Kiều, tất cả đều lắng xuống, chơi vơi trong một trạng thái mơ hồ nhưng có thực.

Các từ láy “tà tà”, “thanh thanh” không chỉ tả cảnh mà như còn để ngụ tình, miêu tả tâm trạng con người ngẩn ngơ, tiếc nuối, ngẩn ngơ dang tay ra về. Nhịp thơ cũng chậm dần chuyền động cùng cảnh vật nhè nhẹ gợi lên không gian nhỏ và hẹp cho bước chân người đi về.

Nhà thơ đã sử dụng bút pháp cổ điển tả cảnh ngụ tình, nhằm hé mở vẻ đẹp tâm hồn thiếu nữ thiết tha, tiếc nuối của hai chị em Thúy Kiều. Nguyễn Du dùng từ thật khéo léo chuẩn bị cho Thúy Kiều trước mộ đặc tiên.

Xem thêm:  Ý nghĩa của lời cảm ơn-nghị luận

Cảnh vẫn mang cái thanh cái dịu nhưng bay giờ đã nhuộm màu tâm trạng. Mọi chuyển động trở nên nhẹ nhàng. Sự “dang tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không nói hết. Cảm giác xao xuyến đã hé mở vẻ đẹp tâm hồn thiếu nữ nhạy cảm, sâu lắng.

Nhà thơ đã sử dụng một loạt các từ ngữ gợi cảm, gợi tả để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về cảnh vật. Bên cạnh đó thì chúng ta nhận ra phép đảo ngữ, nhấn mạnh vào các từ láy nhằm miêu tả cảnh chiều xuân.

Tâm trạng của chị em Kiều được thể hiện rõ trong hai từ “thơ thẩn” là bước đi chậm rãi như lưu luyến, luyến tiếc một ngày xuân vừa đẹp vừa vui như vậy đã qua, bây giờ lại phải trở về nhà.

Câu thơ có âm điệu chậm, buồn vẽ lên một cảnh thiên nhiên đẹp, thanh tĩnh nhưng đượm buồn, nhưng từ láy “nao nao” lại thể hiện một tâm trạng bất an, dường như Kiều dự cảm có điều đó bất ổn đến với mình. Theo dòng nước uốn quanh thì bước chân thơ thẩn của chị em Thúy Kiều đã tìm đến một nấm mồ hiu quạnh bên đường, mặc dù là trong tiết thanh minh nhưng “ở đây hương khói vắng tanh thế này”. Chính vẻ hiu quanh đấy khiến Kiều quan tâm hỏi han thì biết nấm mồ ấy là của Đạo tiên, sau khi nghe vương quan kể về cuộc đời của đạo tiên. Một kỹ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuối cùng:

“Sống làm vợ khắc người ta

Đến khi nằm xuống làm ma không chồng”

Kiều khóc thương cảm và cuộc đời của Đặc Tiên cứ á ảnh nàng mãi. Mỗi khi Kiều buồn hay tâm trạng thì hình ảnh của Đạo tiên hiện về trong giấc mơ của nàng Kiều, rồi nàng còn gặp Kim Trọng nảy nở một mối tình trong sáng và trong 15 năm lưu lạc thì mối tình ấy vẫn khiến nàng cảm thấy day dứt.

Kết luận Phân tích đoạn trích “cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du

Đoạn trích “cảnh ngày xuân” vừa tả cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của mùa xuân trong tiết trời se lạnh, qua đó nói lên tâm trạng vừa lưu luyến vừa lo lắng, bồi hồi vì những dự cảm mà nàng đã có linh cảm không tốt về gia đình và bản thân mình.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan