Phân tích đoạn trích Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp bài văn của Ngọc Linh chuyên văn
Phân tích đoạn trích Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp bài văn của Ngọc Linh chuyên văn
Hướng dẫn
Việc học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân cũng như cuộc sống xã hội. Trong bài viết Bàn về phép học, tác giả Nguyễn Thiếp đã chỉ rõ vai trò và mục đích của việc học. Anh chị hãy phân tích đoạn tích tác phẩm Bàn về phép học để làm rõ nội dung chủ đạo trên.
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích đoạn tích tác phẩm Bàn về phép học
1. Mở bài cho đề phân tích đoạn tích tác phẩm Bàn về phép học
– Giới thiệu về tác giả: Nguyễn Thiếp là một người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan để về dạy học.
– Giới thiệu tác phẩm: Bàn luận về phép học là một bài tấu nổi tiếng của ông với việc tìm đến mục đích của việc học.
2. Thân bài cho đề phân tích đoạn tích tác phẩm Bàn về phép học
* giới thiệu về thể loại và xuất xứ của bài:
– Tấu là một văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua ….
– xuất xứ: Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791.
* Đầu tiên, ông chỉ ra mục đích chân chính của việc học:
– Có tri thức để hành xử một cách có đạo đức
– Học để biết rõ đạo: lẽ đối xử hàng ngày với mọi người
* Tiếp theo, ông phê phán lối học sai lệch
– Học hình thức, cầu danh lợi
– Không biết đến “ tam cương ngũ thường” nghĩa là không biết đến đạo đức, lễ nghĩa, và lòng tin
=> Thần nịnh hót, chúa tầm thường, nước sẽ mất, nhà sẽ tan.
* Phương pháp học đúng đắn
– Từ thấp đến cao, theo trình tự
– Học rộng nhưng nắm gọn
– Theo điều học mà làm
3. Kết bài cho đề phân tích đoạn tích tác phẩm Bàn về phép học
-Khẳng định lại tư tưởng về quan niệm về việc học của Nguyễn Thiếp thật đúng đắn.
– Ý nghĩa: Quan niệm học ấy đến nay vẫn còn có ý trị mà nền giáo dục của chúng ta vẫn đang được áp dụng và thực hành theo.
II. Bài tham khảo cho đề phân tích đoạn tích tác phẩm Bàn về phép học
Nguyễn Thiếp, một người có thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, ông đã từng làm chức quan to dưới triều Lê sau về thì từ quan để dạy học. Trong một bài Tấu ông gửi đến vua Quang Trung nói đến quan niệm về việc học trong đó có phần “Bàn luận về phép học”. Bài tấu này giúp cho chúng ta hiểu mục đích của việc học đối với mỗi người
Trước tiên, ta phải hiểu tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị… Tấu viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, văn biền ngẫu. Bài tấu của Nguyễn Thiếpgửi cho vua Quang Trung bàn về ba điểm mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức, dân tâm, học pháp ( phép học). Bàn về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791.
Trong bài tấu, trước tiên ông chỉ ra mục đích chân chính của việc học chính là để biết rõ đạo. Học để có tri thức để hành xử một cách có đạo đức. “ Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”. Đối xử với mọi người làm sao để thể hiện mình là người có học, biết trên biết dưới, biết phải biết trái. Sau đó, ông đưa ra những lối học sai lệch của thời đó. “ Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Ở đây chính là lối học hình thức chính là chỉ học lí thuyết mà không biết đến thực hành. Hòng để cầu danh lợi chứ không biết đến tam cương chính là quân thần, phụ tử, phu phụ, ngũ thường chính là năm đức tính của con người đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Từ lối học sai lệch đó mới dẫn đến những hậu quả như chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan. Thật đáng xót xa!
Từ việc chỉ ra mục đích học chân chính cũng như lối học sai lệch và hậu quả của nó thì Nguyễn Thiếp đã đưa ra phương pháp để giải quyết vấn đề học đó. Trước tiên là phải để mọi người ai cũng được học. Đó là ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, ai cũng được học từ con cháu, các nhà văn, võ, cho đến các trấn cựu triều đều tùy tiện đâu để học lấy. Ở đây, Nguyễn Thiếp mong muốn rằng ai cũng được học, không có sự phân biệt đối xử hay là học ở tất cả mọi nơi. Sau đó ông chỉ ra các phương pháp học. Học từ thấp đến cao. “ học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử”. Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, có nghĩa là học nhiều kiến thức nhưng chỉ nên tóm lại ý chính nội dung chính để học, không học tràn lan. Sau đó là theo điều học mà làm chính là học đi đôi với hành. Không chỉ học lý thuyết xuông mà phải áp dụng những lý thuyết đó vào thực hành. Có như vậy việc học mới đạt được hiệu quả.
Chỉ khi áp dụng những phương pháp học đó thì đạo học thành người tốt nhiều, và có người tốt thì triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị. Và chỉ như vậy thì đất nước mới có thể hưng thịnh, phát triển.
Tư tưởng về quan niệm việc học của Nguyễn Thiếp thật đúng đắn. Từ bài tấu này chúng ta hiểu được mục đích chân chính của việc học chính là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh.
Theo Nhungbaivanhay.vn