Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu


Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Bài làm

Phan Bội Châu là một danh sĩ và nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kì Pháp thuộc. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư âm. Tác phẩm đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước Phan Bộ Châu trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng.

    Nghệ An – mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi khai sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng của chúng ta Hồ Chủ tịch cũng là một người con ưu tú của mảnh đất này. Cũng giống những đứa con có lòng yêu nước nồng nàn, ngay từ đầu Phan Văn San đã sớm chứng minh lòng yêu nước của mình với Tổ quốc.

                                  “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.”

Bài thơ được viết khi Phan Bội Châu bị chính quyền Quảng Đông bắt giam năm 1913, trước đó, năm 1912, ông đã bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Cho nên, khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam và có ý định trao ông cho thực dân Pháp, ông nghĩ rằng mình khó có thể thoát khỏi cái chết. Bài thơ cũng có thể coi như lời tâm huyết cuối cùng của ông. Bài thơ được Phan Bội Châu viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, vfa cũng chí nó đã mang theo cả không khí thời đại vào trong thơ.

Mở đầu bài thơ với phong thái thật ung dung, thanh thản. Đối diện với cái chết mà thái độ vẫn rất ngang tàn:

                                  “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.”

Thân phân người tù ở đây không phải kẻ tiểu nhân thừng bị bắt vào tù mà là “hào kiệt” , “phong lưu” con người ấy đã hi sinh tất thảy để cố gắng tìm lại những gì đất nước đã mất, rằng muốn đất nước được hòa bình độc lập nên nhà cách mạng yêu nước đã hoạt động không ngừng nghỉ. Người chiến sĩ ấy nay bị bắt ở “tù” nhưng tâm trí dường như không ở trong tù giống Nguyễn Ái Quốc :

Xem thêm:  Lời cha dặn, tiếng hịch truyền cứu nước (Về bài thơ Hai chữ nước nhà của Án Nam Trần Tuấn Khải) – Bình giảng Ngữ Văn 8

                                             “Thân ở trong lao

                                               Tinh thần ở ngoài lao”

                                                       (Nhật kí trong tù)

Và cảnh ở trong tù này với người đi tìm đường cứu nước miệt mài không ngừng nghỉ thì đây chỉ giống như là “chạy mỏi chân” rồi nghỉ chân tại “tù”. Điệp từ “vẫn” cho ta thấy sự lạc quan, hài hước rằng dù ông ở đâu đi chăng nữa thì vẫn là “hào kiệt” nó tô đậm nên cái phẩm chất không bị xáo động, ý chí bất khuất của ông như trong ca dao về loài sen:

                                    Trong đầm gì đẹp bằng sen

                             Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

                                    Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh

                             Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Đó mới chính xác là phẩm chất của người quân tử và là người một mực trung thành với đất nước.Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:

                                  “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

                                               (Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh)

Kết thúc hai câu đề ta thấy được cốt cách của một bậc trượng phu. Đó là khí phách hiên ngang, tầm vóc lớn lao mang chí khí anh hùng của người thời trước, vẫn bất khuất ngang tàn khi kể cả cái chết kề cận.

Vừa ngạo nghễ cười trên gông cùm, xiềng xích, Phan Bội Châu quay lại với thực tại chua xót cay đắng:

                                  “Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.”
Mặc dù ở tù nhưng người chí sĩ vẫn luôn hướng về đất nước đang chịu cảnh nô lệ, lầm than. Ông ngẫm cảnh đời mình phiêu bạt năm châu bốn biển và ngẫm cảnh đất nước chìm trong máu và nước mắt. Giữa đất trời rộng lớn, chẳng có một nói nào gọi là nhà, chẳng có một nơi nào mà người chí sỹ có thể nghỉ một giây, một lát. Sự cô đơn, lạc lõng trong con đường cứu nước cứu dân. Bế tắc rơi vào bế tắc khi thân mang trọng tội.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về cách ứng xử văn hóa trong giao thông hiện nay (lớp 12)

Hai từ “đã” và “lại” được đặt ở đầu câu đã như nhấn mạnh và cứa sâu hơn nữa nỗi lòng của người chí sĩ. Đã nước mất nhà tan lại còn mang tội trong người. Sự xót xa, niềm nhớ thương về đất nước cứ cuộn cuộn chảy trong trái tim của người anh hùng. Cuộc đời cách mạng của nhà yêu nước không phải đẽ thành công mà đầy dẫy những gian nan, thử thách, sóng gió những bất trắc trong cuộc đời ngắn ngủi này.

Tiếp nối giọng điều trầm lắng, da diết ở hai câu thơ trên, mạch cảm xúc bỗng nhiên chuyển đỏi đột ngột ở hai câu tiếp theo :

                                  “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.”

 Một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp! Hoài bão kinh bang tế thế (lo nước, cứu đời) đã đưa người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu từ một người tù nhỏ bé vụt lớn lên trở thành một hình ảnh lớn lao đến mức phi thường, thần thánh.

Vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng “cười” của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ “Chơi xuân”  Phan viết:

                                   “Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,

                                     Nắm địa cầu vừa một tí con con.

                                     Đạp toang hai cánh càn khôn,

                                     Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà.”

Với hai câu luận này thì đây là khẩu khí của một bậc anh hùng hào kiệt, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng không thể thay đổi. Người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn luôn theo đuổi sự nghiệp cứu nước “ bủa tay”, vẫn luôn ngạo nghễ “mở miệng” trước kẻ thù. Từ lối nói khoa trương, lãng mạn kiểu anh hùng ca khiến con người dường như không còn là con người thật, con người nhỏ bé bình thường trong vũ trụ nữa mà là con người từ tầm vóc đến nắng lực, khẩu khí đều trở nên hết sức lớn lao.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ

Nếu trước đây người đời đã từng ngưỡng mộ hoài bão và khí phách của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, thì lúc này đây, họ càng thêm cảm phục bản lĩnh của cụ Người anh hùng ấy, dù trong cảnh tù đầy vẫn “dang tay” ôm chặt bồ kinh tế và “mở miệng” cười tan cuộc oán thù. Bài thơ khép lại bằng hai câu thơ khẳng định ý chí sắt son bất khuất:

                                  “ Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.”

Một lần nữa ta cảm nhận được tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết. Lời thơ dõng dạc, dứt khoát như chính ý chí gang thép của người tù cách mạng. Kẻ thù có thể giam cầm, đầy đoạ, thậm chí sát hại những người yêu nước, những người cách mạng, nhưng niềm tin sắt son của họ, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của họ thì chúng làm sao có thể khuất phục. Đối với những người cách mạng như Phan Bội Châu, còn sống là còn chiến đấu.

Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lý tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ “còn” ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

    Như vậy, bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bức chân dung tự họa của nhà yêu nước với phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục để an ủi mình; giữ vững lí tưởng và niềm tin cứu nước.Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Cụ Phan Bội Châu xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng yêu nước mà chúng ta đáng noi theo.

Bài viết liên quan