Phân tích khổ đầu bài thơ Đất nước


Phân tích khổ đầu bài thơ Đất nước

Hướng dẫn

Phân tích khổ đầu bài thơ Đất nước

Tình yêu đất nước có từ bao giờ thì không ai trong chúng ta biết được. Chỉ biết rằng Đất nước trong bài thơ Đất Nước (tập Mặt đường khát vọng xuất bản năm 1971) của Nguyễn Khoa Điềm thì gần gũi, đơn giản và bình dị biết bao. Những vần thơ mang đậm nét sâu tư pha cùng cảm xúc nồng nàn của những người con đất Việt. Cùng phân tích khổ đầu bài thơ Đất nước để hiểu được những tâm tư và cảm xúc này nhé.

Đất nước trong lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích khổ đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Như đã nói ở trên, bằng một câu hỏi nhưng không ai có được câu trả lời chính xác và cũng không ai xác thực được điều này dẫn dắt chúng ta về thuở sơ khai, khai thiên lập địa. Lời thơ thủ thỉ, tâm tình mà chứa chan đầy cảm xúc bâng khuâng.

“Đất nước có tự bao giờ”

Đúng thật, chúng ta không hề biết Đất nước sinh ra như nào, ai là người lập nên Nguyễn Khoa Điềm chỉ biết buông nhẹ một câu:

“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi”

Qua biết bao thế hệ, bao đời chỉ khi bạn lớn lên và nhận thức được Đất nước thì chứng tỏ Đất nước đã có rồi. Chúng ta không biết rõ hàng trăm năm hay hàng nghìn năm và chỉ nghe qua những câu truyện cổ tích đã có từ thời xa xưa được ông bà, cha mẹ kể lại. Bởi vậy, ngay khi mở đầu những câu chuyện cổ tích thì luôn có câu “ngày xửa ngày xưa”.

Xem thêm:  Soạn bài Ôn tập về làm văn

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Tiếp tục là những lời thơ giản dị đến thân thuộc mà chắc hẳn ai cũng biết và đến tận bây giờ thì nó vẫn gắn liền với truyền thống hay phong tục người Việt. Miếng trầu gắn liền với hình ảnh người bà. Bên cạnh ý nghĩa thiêng liêng thì nhà thờ còn gửi gắm vào đó tình nghĩa vợ chồng và tạo nền tảng phát triển cho đất nước về sau.

Hình ảnh miếng trầu bà ăn gần gũi và bình dị biết bao nhiêu

Sau những ngày tháng bình dị và hòa bình thì cũng có lúc đất nước bị xâm chiếm hay xảy ra chiến tranh. Những bụi tre làng đã trở thành công cụ đánh giặc đắc lực khi chiến đấu quân thù. Cây tre còn thể hiện được tinh thần đoàn kết và bất khuất luôn song hành với sự lớn lên cùng đất nước.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

Tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm nói về tính cảm cha mẹ được bồi đắp qua thời gian và vẻ đẹp của người phụ nữ ngày càng trở nên đằm thắm và dịu dàng. Hình ảnh tóc mẹ bới sau đầu rất gần gũi đã nói lên được điều đó.

“Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng

Xem thêm:  Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Đất nước có từ ngày đó…”

Phía sau tình yêu Đất nước, gia đình thì con người luôn hăng say và tần tảo lao động giúp đất nước ngày một phát triển và không thua kém bất kỳ dân tộc nào. Để làm ra bát cơm ngon dẻo thì người nông dân phải trải qua nhiều công đoạn rất vất vả: trồng cây, thu hoạch, xay, giã, dần, sàng,…Cuối cùng, kết thúc khổ đầu bài thơ thì tác giả đã đưa nhận định rằng “Đất nước có từ ngày đó….”.

Đất nước được tạo ra từ những thứ bình dị và Nguyễn Khoa Điềm khéo léo nhắn nhủ tới thế hệ sau hãy giữ gìn và trân trọng thành quả của cha ông ta đã đóng góp và gây dựng.

Tóm lại, khổ đầu của bài thơ đã được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện bằng những câu thơ gần gũi và cảm xúc. Nó đã giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu Đất nước, vẻ đẹp dân tộc và trách nhiệm thế hệ sau luôn phải nhớ cội nguồn mà thế hệ trước vất vả gầy dựng.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan