Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất


Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất

Hướng dẫn

Đề bài: Chữ người tử tù xoay quanh nhân vật Huấn Cao – một người tử tù nhưng có tính cách hiên ngang, kiêu bạc. Đồng thời qua tác phẩm tác giả Nguyễn Tuân cũng xây dựng thành công nhân vật viên quản ngục, người biệt nhỡ liên tài với những phẩm chất đáng quý. Anh chị hãy phân tích bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”: Tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm điển hình cho nét bút trác ấy

2. Thân bài

  • Tình huống truyện: Nguyễn Tuân xây dựng nên hình tượng Huấn Cao là thế, một người phi thường
  • Những vẻ đẹp độc đáo và tầm vóc phi thường của Huấn Cao:, cái quý giá của chữ Huấn Cao không chỉ vì viết nhanh, rất đẹp, đẹp mà vuông lắm
  • Tính cách và tâm hồn của nhân vật viên quản ngục: Nhưng may sao ở viên quan ngục lại có một tấm lòng biệt nhỡn liên tài
  • Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Cảnh cho chữ đáng lẽ phải diễn ra nơi trang trọng, đàng hoàng thì lại diễn ra nơi buồng giam chật hẹp

3. Kết bài

Ý nghĩa tác phẩm: Tác giả Nguyễn Tuân đã làm nổi bật thành công hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp.

Bài liên quan đến tác phẩm Chữ người tử tù:

>>Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

>>Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

>>Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù

>>Vẻ đẹp của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

II. Bài tham khảo

Nhắc đến Nguyễn Tuân, ta nhớ đến một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, nói đến ông là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Lời văn của Nguyễn Tuân giống như những nét bút trác tuyệt như nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý ngôn ngữ. Tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm điển hình cho nét bút trác ấy. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ trong tù – một cảnh xưa nay chưa từng có.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu

Nhân vật Huấn Cao là một nhân vật khá điển hình cho bút pháp lãng mạn, văn học lãng mạn thường mô tả theo những mẫu hình lí tưởng, nhà văn được thả trí tưởng tượng của mình theo đuổi theo những hình tượng hoàn hảo, vẻ đẹp hoàn hảo nhất. Bởi vậy mà các nhân vật được viết theo bút pháp này thường có tầm vóc phi thường, thể hiện cho những ước mơ và khao khát của chính người tác giả.

Nguyễn Tuân xây dựng nên hình tượng Huấn Cao là thế, một người phi thường, từ tài hoa đến thiên lương, phí khách, nhất nhất đều mang một tầm vóc phi thường. Nhân vật này chính là giấc mơ đầy tính nhân văn của tác giả Nguyễn Tuân. Mở đầu thiên truyện là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật quản ngục và thơ lại, Huấn Cao tuy chỉ được hiện lên gián tiếp nhưng đã đủ để thấy ông là người văn võ song toàn, uy danh vang khắp cõi tỉnh Sơn. Cái tài nổi bật nhất chính là viết chữ đẹp, chữ thư pháp – một bộ môn nghệ thuật cao siêu của dân tộc, mỗi con chữ là một tác phẩm nghệ thuật sâu xa, là sự kết tinh tâm hồn người viết.

Chữ của Huấn Cao thể hiện cho nhân cách Huấn Cao, cái quý giá của chữ Huấn Cao không chỉ vì viết nhanh, rất đẹp, đẹp mà vuông lắm mà còn vì đó là những con chữ nói lên khát vọng tung hoành của một con người. Chính vì vậy mà nét chữ của Huấn Cao đã trở thành tâm nguyện lớn nhất của cuộc đời viên quản ngục, quản ngục sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả sinh mệnh của mình. Đối lại với tâm nguyện của viên quản ngục, Huấn Cao còn là một người mang trong mình tấm lòng biết quý trọng thiên lương của con người.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm rừng xà nu nguyễn trung thành

Vốn trong mắt Huấn Cao, viên quản ngục chỉ là kẻ tầm thường, tỏ vẻ khinh bỉ không giấu diếm, nhưng đến khi nhận ra kẻ ấy chính là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản nhạc đang hỗn loạn xô bồ thì Huấn Cao lại hết sức ân hận, bằng tất cả sự xúc động, Huấn Cao đã nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi… Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn cao còn được Nguyễn Tuân tô đậm cho một khí phách siêu Việt, ông cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhưng không thành, bị lãnh án tử hình. Dù có tù đày hay gông cùm, ngay cả cái chết cũng không khuất phục được ông, ông không hề run sợ, quy phục trước cường quyền và bạo lực. Có thể thấy Huấn Cao sừng sững suốt cả thiên truyện với khí phách kiên cường bất khuất.

Tất cả những phẩm chất tuyệt vời ấy của Huấn Cao đã được bừng sáng trong một cảnh tượng xưa nay có – chính là cảnh cho chữ. Đây là một cảnh khá ngặt nghèo, và oái ăm, bởi thân phận của hai nhân vật về bình diện xã hội là những kẻ đối địch nhau, một bên là kẻ phản loạn, dám nổi dậy chống lại đế chế đương thời, ngược lại, một bên là viên quan đại diện cho đế chế ấy. Tuy nhiên về bình diện nghệ thuật họ lại là những người tri âm với nhau, một người có tài viết chữ đẹp nổi danh thiên hạ, một người lại vô cùng ngưỡng mộ cái tài đó.

Xem thêm:  Nghị luận về hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở trẻ em hiện nay

Mối tương quan như vậy khiến cho quan hệ giữa họ lúc ban đầu rất căng thẳng, viên quản ngục chỉ có một tâm nguyện lớn nhất là có được chữ của Huấn Cao, mà đây đã là cơ hội cuối cùng. Còn Huấn Cao, tuy ông có tài viết chữ nhưng lại chỉ cho chữ với những ai ông cho là tri kỉ. Ấy vậy mà trong mắt Huấn Cao, ông chỉ xem quan ngục là kẻ tiểu nhân, quan ngục thì dường như không thể trở thành tỉ kỉ của Huấn Cao trong vài ngày.

Nhưng may sao ở viên quan ngục lại có một tấm lòng biệt nhỡn liên tài, và chính tấm lòng đó đã làm cho Huấn Cao cảm động và cho chữ. Cảnh cho chữ đáng lẽ phải diễn ra nơi trang trọng, đàng hoàng thì lại diễn ra nơi buồng giam chật hẹp, hôi hám và bẩn thỉu. Người đem cho đi cái đẹp đáng lẽ phải thuộc tự do nhưng đây lại là tử tù sắp bị hành hình, tuy nhiên, kẻ cầm trong tay quyền hành thì đã bị tước hết quyền uy, khúm núm trước Huấn Cao – một kẻ đã mất hết quyền sống. Quản ngục đã vái lạy Huấn Cao như một thánh nhân “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Cảnh cho chữ đã khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, của thiên lương trước cái xấu, cái ác. Cái đẹp dù có bị vùi dập cũng sẽ không mất đi, đó là giá trị nhân văn của tác phẩm.

Tác giả Nguyễn Tuân đã làm nổi bật thành công hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Bên cạnh đó nhà văn còn sử dụng một hệ thống ngôn ngữ cổ như: biệt lỡn liên tài, thiên lương, bãi lĩnh,… đã có tác dụng mang lại bầu không khí phong kiến xa xưa, giúp cho nhà văn tái hiện câu chuyện của môt thời vang bóng.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan