Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà


Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà

Hướng dẫn

Đề bài: Em hãy phân tích truyện cười dân gian Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà

Mở bài Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà

Việt Nam có kho tàng truyện cười vô cùng phong phú và đa dạng, để phân biệt, người ta phân ra làm hai loại chính là truyện khôi hài và truyện trào phúng. Nếu như truyện khôi hài chỉ nhằm mục đích mua cười, giải trí thì tiếng cười trào phúng lại mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng đối với những thói hư tật xấu ở đời, Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà phê phán thói tham nhũng của quan lại và những thầy đồ dốt nát.

Thân bài Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà

Câu chuyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày có cốt truyện khá đơn giản: Hai người hàng xóm đánh nhau rồi mang ra kiện quan. Tuy nhiên, các tác giả dân gian đã xây dựng tình huống này thành một vở hài kịch với những yếu tố then chốt để dẫn đến sự hình thành của mâu thuẫn.

Người đi kiện ở đây là Ngô và Cải, người xử kiện là thầy Lí- người nổi tiếng xử kiện giỏi ở địa phương. Cao trào của câu chuyện cười này là khi thầy Lí tuyên bố cải thua kiện và bị mang ra đánh. Yếu tố gây cười ở chỗ một bên kết án, một bên lại xin xem xét lại vì khoản tiền năm đồng đã đút lót. Câu nói kết thúc vở hài kịch và hóa giải được những thắc mắc của Cải và của cả độc giả: “Nhưng nóp phải bằng hai mày”. Câu nói không chỉ mang đến tiếng cười hài hước mà còn thể hiện được thói hối lộ, tham nhũng của lí trưởng.

Xem thêm:  Viết về người thân yêu nhất của em - bà ngoại

Người xử kiện ở đây vốn nổi tiếng xử kiện giỏi nhưng chưa ai được tận mắt chứng kiến cho đến khi lí trưởng giải quyết vụ kiện của Cải và Ngô. Để giành được phần thắng cho mình thì cả Ngô và Cải đều chuẩn bị một phần tiền để hối lộ. Xem xét toàn bộ quá trình xử kiện ta mới vỡ lẽ ra rằng: thì ra chẳng có lẽ phải nào được mang ra phân xử ở đây. Lẽ phải thuộc về người có tiền, đồng tiền không chỉ che mờ sự thật mà còn khống chế công lí.

Cải và Ngô là những nạn nhân của việc xử kiện bằng tiền bạc nhưng đòng thời cũng là người tiếp tay cho nạn tham ô ấy hoành hành, phát triển trong xã hội, do vậy mà Cải và Ngô vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

Thông qua những cử chỉ, hành động nhân các nhân vật Lí trưởng và Cải đã làm nên tiếng cười cho toàn bộ câu chuyện. Ta có thể thấy những hành động, cử chỉ của các nhân nhật khá giống với những nhân vật trong vở kịch câm. Khi bị lí trưởng sai quân lính đánh cải mười roi thì cải đã xòe năm ngón tay ra như để nhắc nhở lí trưởng nhớ về món tiền đút lót năm đồng. Trước hành động ấy của Cải, thầy Lí không nói gì mà xòe năm ngón tay úp lên bàn tay kia để thông báo cho Cải rằng Ngô đút lót gấp đôi cải nên lẽ tất nhiên lẽ phải sẽ thuộc về Ngô.

Ngoài những hành động, cử chỉ thì câu chuyện này còn dùng hình thức chơi chữ để tạo ra tiếng cười. Từ “phải” ở đây mang tính đa nghĩa, đó vừa là lẽ phải, đối ngược lại với sai trái trong phân xử ở công đường nhưng “phải” còn mang nghĩa bắt buộc, thông báo về mức tiền có thể mua được công lí, lẽ phải.

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lớp 10

Câu chuyện Tam đại con gà lại kể về một thầy đồ ngu dốt nhưng lại làm nghề dạy học, đặc biệt hơn là người thầy này lại giấu dốt bằng cách nói vòng vo, tạo ra tiếng cười cho câu chuyện.

Ngay phần mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian đã giới thiệu cho độc giả về người thầy đồ dốt nát nhưng lại đi dạy học, đi đến đâu cũng thích nói chữ. Ở người thầy đồ này chứa đựng nhiều mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa sự dốt nát bên trong với sự thể hiện, khoe mẽ ở bên ngoài.

Từ phần giới thiệu về nhân vật, tác giả dân gian đã miêu tả chi tiết về tình huống anh ta được mời đi dạy vì gia đình tưởng anh ta giỏi thật. Bản chất dốt nát lại làm công việc gõ đầu trẻ nên không thể tránh được những tình huống dở khóc dở cười. Khi dạy về bài Tam thiên tự, vì chữ “kê” có rất nhiều nét rắc rối nên anh ta cũng không biết là chữ gì, học trò hỏi dồn dập nên anh ta đành trả lời bừa “dủ dỉ là con dù dì”. Yếu tố gây cười ở đây là đi dạy học mà lại không biết được chữ gì, dốt nhưng lại giấu dốt.

Vì học trò hỏi bất ngờ mà thực tế anh ta cũng không biết đó là chữ gì nên dù trả lời vẫn thấy thấp thỏm không yên. Câu chuyện trở nên kịch tính hơn khi anh ta nhờ đến thủ công để xem câu nói vừa rồi mình nói ra có đúng hay không, và hài hước ở chỗ anh ta xin thì được cả ba đài nên anh ta rất tự tin để cho học trò đọc to. Có thể nói cách xử lí của người thầy đồ rất thận trọng vì anh ta nhận thức được sự dốt nát của mình và muốn giấu cái dốt ấy.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

Tình huống thứ hai của câu chuyện cười cũng được bắt nguồn từ tình huống thứ nhất. Vì người thầy đồ đã khẩn thổ địa nên luôn chắc mẩm cách dạy của mình là đúng nên cho học trò đọc to. Bố đứa trẻ khi đang cuốc đất ở vườn thấy thầy dạy sai con mình liền vào góp ý. Suy nghĩ của người thầy đồ “Mình dốt thổ công nhà nó cũng dốt” mang đến tiếng cười cho câu chuyện.

Người thầy đồ biết mình sai nhưng không công nhận mìn sai mà tìm cách lấp liếm để che giấu đi sự ngu dốt của mình, cách người thầy đồ đưa ra cách lí giải vòng vo để chống chế càng làm cho tiếng cười đậm nét hơn.

Như vậy, qua quá trình dạy học, người thầy đồ đã tự bộc lộ cái dốt nát của mình. Câu chuyện đã được khai thác vào phần bản chất nhất ở các nhân vật để gây ra tiếng cười cho câu chuyện.

Kết luận Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà

Những câu chuyện cười không chỉ mang đến tiếng cười để giải trí mà qua đó nhằm phê phán kín đáo những thói hư, tật xấu trong đời.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan