Soạn bài Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng lớp 7.


Soạn bài Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng lớp 7.

Hướng dẫn

Soan bai Mua xuan cua toi – Soạn bài Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng lớp 7.

Câu 1:

Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài văn này: Tác giả viết bài này lúc xa quê hương ở miền Nam năm 1975 do bị đế quốc Mỹ đàn áp. Đây là tâm trạng của một con người ở phương xa nhớ về quê hương.

Câu 2:

Đoạn văn được chia làm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến ‘‘mê luyến mùa xuân’’: say mê vẻ đẹp của mùa xuân là một điều tự nhiên.

– Phần 2: Từ ‘‘ Tôi yêu sông xanh’’ đến ‘‘ mở hội liên hoan’’: không khí của mùa xuân Hà Nội.

– Phần 3: Còn lại: Mùa xuân sau ngày rằm tháng riêng.

Mạch liên kết giữa các đoạn chặt chẽ theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả.

Câu 3:

a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua qua các chi tiết:

– Cảnh sắc đất trời:

Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

Là một mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống trèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

Xem thêm:  Soạn bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

– Cảnh con người:

Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

b, Mùa xuân đến đã khơi dạy sức sống cho thiên nhiên và con người:

– Máu căng lên trong nộc của loài nai, như mầm non của cây cối,nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

– Những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn.

– Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và cũng đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá.

– Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại càng thấy yêu thương nữa.

Những tình cảm trỗi dạy trong lòng tác giả khi mùa xuân đến: Mở cửa ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.

c, Đoạn văn có ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không miêu tả cụ thể, chi tiết mà thể linh hồn và sức sống của mùa xuân. Về giọng điệu trữ tình da diết như cái sức sống bất diệt của mùa xuân.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình trạng quan hệ tình dục ở tuổi học trò

Câu 4:

a, Không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau rằm tháng riêng:

Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại một mùi hương man mác.

Trờ đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đục như màu pha lê mờ.

Những vệt xanh tươi hiện trên bầu trời.

Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

Bầu trời hiện nên những nàn sóng hồng hồng.

Người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị.

Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống.

Tết tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

b, Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy tác giả đã bộc lộ sự tinh tế, nhạy cảm, một ngòi bút tài hoa đằm thắm. Không những vậy tác giả là một con người rất am hiểu phong tục tập quán của người Việt và rất mực yêu thiên nhiên.

Câu 5:

Cảnh sắc mùa xuân ở miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả:

– Một mùa xuân tràn đầy mơ ước.

– Một mùa xuân tràn đầy sự sống.

– Mùa xuân đằm thắm tình yêu thương

– Một mùa xuân xum vầy.

– Mùa xuân đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Xem thêm:  Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan