Soạn bài ông già và biển cả của Hê-minh-uê | Văn mẫu


Soạn bài ông già và biển cả của Hê-minh-uê | Văn mẫu

Hướng dẫn

Đề bài: Soạn bài ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Hê-minh-uê (1899 – 1961) là một nhà văn của nước Mĩ.

– Được nhận giải thưởng văn chương cao quý nhất nước Mĩ và giải Nô-ben về văn chương.

– Sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, hồi kí…

– Các sáng tác: Ông già và biển cả, chuông nguyện hồn ai…

2. Tác phẩm:

– Sáng tác vào năm 1952 sau gần 10 năm ở Cu-ba.

– Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm khi kể về việc ông lão đuổi theo và bắt con cá kiếm khổng lồ.

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến “…ông lão và con thuyền”): Cuộc chiến đấu của ông lão với con cá khổng lồ.

+ Phần 2 (Còn lại): Ông lão đánh cá mang thành phẩm trở về.

Soạn bài ông già và biển cả của Hê-minh-uê

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm:

– Mặc dù chiến đấu với nó đã ba ngày, hai đêm nhưng ông lão vẫn chưa nhìn rõ được con cá.

– Vòng lượn thể hiện sự giằng co, dũng cảm, kiên cường muốn thoát khỏi ông lão.

– Vòng lượn biểu hiện cảm nhận của ông lão về con cá.

– Cuộc chiến chưa chính thức bắt đầu mà mới chỉ ở mức cảm giác gián tiếp thông qua những vòng lượn.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện Cây khế | Làm văn mẫu

Câu 2: Cảm nhận về con cá kiếm:

– Tập trung cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.

– Cảm nhận bằng xúc giác gián tiếp qua sợi dây, mũi dao.

– Cảm nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể.

– Ông lão đâm trúng con cá và nó vọt lên mặt nước để ông có dịp quan sát con cá một cách đầy đủ hơn.

– Vẻ đẹp, đặc điểm của con cá: cái đuôi lớn hơn cả lưỡi hái lớn, vây to sụ bên sườn xòe rộng, bụng ánh bạc…

Câu 3: Sự cảm nhận khác lạ của ông lão qua cuộc trò chuyện với con cá:

– Ông lão vốn là người đi săn và muốn giết đối thủ nhưng khi nói chuyện thì lại coi nó như một người bạn, người an hem và kính trọng, cảm phục nó.

– Lời thoại thân mật, coi con cá như con người.

– Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của con cá.

– Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của con cá.

– Đây là mối quan hệ đa chiều, phức tạp:

+ Quan hệ giữa hai đối thủ, người đi săn và kẻ bị săn.

+ Giữa hai đối thủ cân tài, cân sức, như hai người bạn chí cốt thấu hiểu nhau.

+ Cái đẹp thưởng thức cái đẹp và cách đối xử của con người với thiên nhiên, môi trường.

Câu 4: So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông chiếm được nó:

Xem thêm:  Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm sáng tỏ nhân định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

– Trước khi chết:

+ Vẻ đẹp khổng lồ: cái đuôi lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ.

+ Phẩm chất khôn ngoan, kiên cường, chịu đựng…

+ Mang tầm vóc lớn lao, vĩ đại, vẻ đẹp kì vĩ.

– Con cá sau khi chết:

+ Vẫn giữ được nét kiêu hùng.

+ Nó cố vũng vẫy, không chấp nhận cái chết

+ Khi chết: thẳng đơ, bồng bềnh trôi theo sống

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Truyện Ông già và biển cả khắc họa về hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc săn đuổi con cá kiếm khổng lồ.

– Đó chính là vẻ đẹp, ước mơ và hành trình gian khổ đến biến ước mơ thành hiện thực.

2. Nghệ thuật:

– Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

– Sử dụng độc thoại nội tâm.

– Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh đặc biệt, mang ý nghĩa biểu tượng.

Loan Trương

>>> XEM THÊM:

  • Soạn bài một người hà nội của Nguyễn Khải

  • Soạn bài mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

  • Soạn bài chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan