Soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài | Văn mẫu


Soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài | Văn mẫu

Hướng dẫn

Đề bài: Soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Tô Hoài sinh năm 1920 ở Thanh Oai, Hà Đông

– Là một nhà văn nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng 8.

– Sáng tác nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết…

– Các tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu kí, truyện Tây Bắc…

– Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

– Vợ Chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc, tác phẩm được giải nhất hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.

– Viết khi tác giả có chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng toàn bộ Tây Bắc năm 1952.

– Đoạn trích trong SGK thuộc phần 1 của tác phẩm.

b. Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến “…bao giờ chết thì thôi”): Tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị.

– Phần 2 (tiếp cho đến “…đánh nhau ở Hồng Ngài”): Hoàn cảnh của A Phủ

– Phần 3 (còn lại): Cuộc giải thoát của Mị và A Phủ.

Soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Số phận và tính cách của nhân vật Mị:

– Cảnh ngộ của nhân vật Mị:

+ Bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.

Xem thêm:  Soạn bài Tôi Đi Học – Thanh Tịnh ngữ văn lớp 8, tóm tắt bố cục

+ Cuộc sống lùi lũi như con rùa ở xó cửa.

+ Phải làm việc quần quật từ sáng tới tối, không bằng cả con trâu, con ngựa.

+ Nhà thống lí giống như một địa ngục trần gian đã giam hãm, trói buộc Mị.

+ Mị giống như nô lệ không công, bị bóc lột thậm tệ dưới chế độ phong kiến tàn bạo.

– Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa xuân:

+ Mị nhớ lại những kỉ niệm trước kia của mình khi tiếng sáo gọi nhau của đêm tình mùa xuân vang lên.

+ Mị uống rượu, sắm sửa chuẩn bị đi chơi nhưng lại bị A Sử trói lại.

+ Thấy A Phủ bị trói mị cảm thấy dửng dưng

+ Khi thấy dòng nước mắt trên gò má của A Phủ thì Mị thức tỉnh và cởi trói cho A Phủ trong đêm sau đó.

+ Tâm trạng từ tuyệt vọng tới hi vọng và đứng lên để vùng thoát khỏi sự kìm kẹp, giam hãm.

Câu 2: Nhân vật A Phủ:

– Tính cánh nhân vật A Phủ:

+ Là một chàng trai khỏe manh, có tài.

+ Dám đánh A Sử, một người có quyền thế, mạnh mẽ hạ gục ngay đối thủ.

+ Gan góc, không hề kêu ren khi bị trận mưa đòn trong lúc xử kiện.

+ Về làm công nợ cho nhà thống lí thi làm tất cả những công việc nặng nhọc nhưng vẫn là một người ngang bướng, cứng cỏi, nhất là khi đánh mất bò và bị trói.

Xem thêm:  Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng Giang của Huy Cận | Làm văn mẫu

=> Là một chàng trai nghèo, khỏe mạnh, tính cách mạnh mẽ, gan góc.

– So sánh với việc miêu tả Mị:

+ Cả hai đều là nạn nhân của bọn quan lại, chúa đất tàn bạo.

+ Tiềm tàng sức mạnh phản kháng mãnh liệt.

+ Trong việc miêu tả Mị: dùng phép so sánh, hình ảnh ẩn dụ và vật hóa.

+ Trong việc miêu tả A Phủ: khắc họa qua chuỗi hành động để làm nổi bật lên tính cách.

Câu 3: Những nét độc đáo trong quan sát và miêu tả của tác giả về đề tài miền núi:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật với hành động, việc làm gắn với đời sống sinh hoạt, lao động của nhân dân miền núi.

– Miêu tả tâm lý nhân vật đậm nét: nhân vật Mị

– Tả cảnh thiên nhiên với những tập quán của người miền núi: xử kiện, không khí mùa xuân, trò chơi dân gian, cướp vợ…

– Ngôn ngữ mang âm hưởng của núi rừng.

– Giọng văn trần thuật đậm chất trữ tình.

– Cách kể tự nhiên, sinh động.

III. Tổng kết

1. Nội dung:

– Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của bọn thực dân, chúa đất.

– Tình cảnh éo le, cực khổ của kiếp con dâu gạt nợ và khát vọng được sống hạnh phúc

2. Nghệ thuật:

– Miêu tả cảnh đặc sắc

– Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật

Xem thêm:  Trong các bạn em, ai là người vui tính nhất, em quan sát và tả bạn đó trong lúc bạn đang trò chuyện cười đùa

– Ngôn ngữ giản dị, đậm đà màu sắc dân tộc.

Loan Trương

>>> XEM THÊM:

  • Phân tích bài thơ báo tiệp của Hồ Chí Minh

  • Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

  • Soạn bài Tự do của P. Ê-Luy-a

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan