Soạn văn Cây tre Việt Nam chương trình Ngữ văn 6
Soạn văn Cây tre Việt Nam chương trình Ngữ văn 6
Hướng dẫn
Tre không chỉ là loài cây quen thuộc ở mỗi vùng quê Việt Nam mà còn là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Bài thơ Cây tre Việt Nam đã thể hiện vô cùng sâu sắc về hình tượng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bài thơ này nhé!
I. Tìm hiểu về bài thơ Cây tre Việt Nam
Câu 1. Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn
Trả lời
Bài văn là lời ca ngợi về cây tre Việt Nam và sự gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam, mang những phẩm chất đáng quý và trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
Bố cục bài văn và ý chính mỗi đoạn: Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến “chí khí như người”: lời mở đầu và giới thiệu chung về cây tre
- Đoạn 2: tiếp theo cho đến “Tiếng sáo diều tre cao vút mãi”: Vai trò và sự gắn bó mật thiết, tầm quan trọng của cây tre trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong chiến đấu của người dân Việt Nam.
- Đoạn 3: phần còn lại: Cây tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất cao quý, những đức tính tốt đẹp và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
– Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày
Trả lời
Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người:
– Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
– Dưới bóng tre là mái đình, mái chùa cổ kính
– Dưới bóng tre từ bao đời nay người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng của, vỡ ruộng, khai hoang.
– Cối tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
– Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt
– Những que chuyền đánh chắt bằng tre của các em bé.
– Chiếc điếu cày tre hút khoan khoái
– Thuở lọt lòng nằm trên nôi tre, khi nhắm mắt xuôi tay nằm trên giường tre.
– Tre là vũ khí, là chiếc gậy tầm vông, chông tre cùng ta chiến đấu
– Nhạc của sáo trúc, sáo tre là khúc nhạc của đồng quê
– Diều tre bay lưng trời, chiếc đu tre dướn lên bay bổng, tre vẫn là bóng mát.
Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người
Giá trị của các phép nhân hóa: Tác giả dủ dụng các phép nhân hóa làm cho cây tre hiện lên một cách sinh động, ý nghĩa và gần gũi, bộc lộ rõ nét những phẩm chất của cây tre, mối quan hệ khăng khít giữa cây tre và dân tộc Việt Nam. Cây tre như một người bạn với những đức tính cao đẹp, gắn bó bền chặt với quá trình an cư lạc nghiệp, khai hoang mở ruộng, luôn sát cánh như những người chiến sĩ cùng người dân Việt Nam chiến đấu.
Câu 3. Ở đoạn kết, tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
Trả lời
Dù sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa nhưng những giá trị và vị trí quan tọng của cây tre là không bao giờ thay đổi và không có gì thay thế được. Tre vẫn là bóng mát, mang khúc nhạc tâm tình, làm tươi rói những cổng chào thắng lợi, chiếc đu tre vẫn còn mãi và tiếng sáo diều tre vẫn sẽ vang vọng ngàn năm.
Câu 4. Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Trả lời
Vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre: cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
Cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì bản thân cây tre mang những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam, một dân tộc yêu hòa bình, giản dị ngay thẳng mà thủy chung son sắt, tinh thần can đảm bất khuất vẻ vang, ý chí kiên cường luôn vươn lên phía trước.
II. Luyện tập
Em hãy tìm một số câu tục ngữ, cao dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre
Trả lời
Truyện: Cây tre trăm đốt, Thánh gióng,
Tục ngữ: Tre già măng mọc,
Thơ: Tre Việt Nam, Lũy tre làng
Ca dao: Chặt che cài bẫy, vót chông/Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu.
Theo Nhungbaivanhay.vn