Soạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ ngữ văn 7


Soạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ ngữ văn 7

Hướng dẫn

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại với công lao trời bể, mang lại hạnh phúc và tự do cho dân tộc Việt Nam mà Bác còn là tấm gương sáng về lối sống giản dị hiếm có. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã tái hiện chân thực và sâu sắc nhất lối sống này.

I. Tìm hiểu về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 1: Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức đính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Trả lời

Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng,minh bằng các biểu hiện trong đời sống và con người của Bác.

+ Giản dị trong sinh hoạt: cơm ăn chỉ có vài ba món giản đơn. Căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng. Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.

+ Giản dị trong quan hệ với mọi người

+ Giản dị trong tác phong

Xem thêm:  Soạn bài Bến quê của Nguyễn Minh Châu

+ Giản dị trong lời nói và bài viết

Câu 2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn

Trả lời

Trình tự tập luận của tác giả trong bài:

– Dùng lí lẽ để khẳng định đời sống bình thường cũng như đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là vô cùng giản dị, khiêm tốn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

– Dùng nhiều dẫn chứng để chứng minh về sự giản dị đó.

Bố cục của bài văn: Đây là đoạn văn trích, không phải bài văn hoàn chỉnh, nên bố cục gồm hai đoạn:

+ Đoạn đầu: Từ đầu đến. “ thanh bạch, tuyệt đẹp”: đoạn này dùng lí lẽ để khẳng định sự giản dị thanh cao của Bác Hồ

+ Đoạn hai: Phần còn lại: Đoạn này dùng dẫn chứng để chứng minh cuộc đời của Bác là hết sức giản dị, thanh cao. Kèm theo các dẫn chứng còn có những lời lẽ phân tích dẫn chứng.

Bài liên quan đến bài thơ Đức tính giản dị của Bác Hồ:

>>Soạn văn Bác ơi Ngữ văn 12

>>Soạn văn Bắc Sơn chương trình Ngữ văn 9

>>Soạn văn Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu

>>Cảm nhận về tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu

Câu 3: Đọc đoạn văn từ “ Con người của Bác: đến: Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này

Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không?Vì sao?

Trả lời

– Nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn từ “ Con người của Bác đến “ Nhất, Định, Thắng, Lợi”

  • Tác giả đưa ra dẫn chứng về nhiều mặt: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
  • Dẫn chứng kèm theo lời phân tích thật thấu đáo làm nổi bật lên nhiều đức tính tốt đẹp của Bác Hồ: Người không chỉ giản dị trong cách sống mà còn rất quý trọng con người, quan tâm tới mọi người xung quanh, Người siêng năng làm việc từ việc rất lớn đến việc thật nhỏ nhặn. Cái tên mà Người đặt cho các đồng chí phục vụ cũng thể hiện niềm tin của Người vào sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.
  • Lời văn chứng minh được lồng vào những hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ đặc sắc: “ Trong lúc tâm hồn của Bác lồng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng…”
  • Cuối cùng ta thấy rõ tình cảm của người viết được giử vào mỗi câu văn là tình cảm chân thành, là tình yêu kính tha thiết với Bác Hồ.
Xem thêm:  Phân tích nhân vật người cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Câu 4: “ Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.”

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?

Trả lời

Tác giả đã dùng lí lẽ để giải thích rõ nguyên nhân của đời sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ. Nguyên nhân đó là: Người đã sống hòa mình với cuộc sống giản dị, gian khổ và chiến đấu ác liệt của nhân dân. Tác giả cũng dùng lí lẽ để phân tích vấn đề nâng cao thêm sự nhân thức về Bác:Đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp

Câu 5: Theo em, đặc sắc nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

Trả lời

Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là: Bài văn lập luận rõ ràng, đã nêu ra nhiều dẫn chứng, các dẫn chứng lại được phân tích, lí giải sâu sắc nhưng tất cả không phải là những lời lẽ khô khan mà câu văn luôn chứa chan tình yêu thương, kính phục, luôn thể hiện sự nhiệt tình sôi nổi của người viết.

Xem thêm:  Thuyết minh về cái phích nước bình thủy văn 10

II. Luyện tập

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan