Soạn văn Lượm chương trình Ngữ văn 6


Soạn văn Lượm chương trình Ngữ văn 6

Hướng dẫn

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu kể về chú bé liên lạc dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh hiểm nguy nhất, thậm chí hi sinh cả tính mạng để đảm bảo tính tuyệt mật của thông tin. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài thơ Lượm.

I. Tìm hiểu về bài thơ Lượm của Tố Hữu

Câu 1. Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ

Trả lời

Bài thơ kể và tả Lượmqua những sự việc: cuộc gặp nhau của hai chú cháu ở Huế, hành trình đi liên lạc của Lượm, lần đi liên lạc cuối và sự hi sinh của Lượm. Bằng lời kể của nhân vật chú.

Bố cục bài thơ: có thể chia làm 3 đoạn

  • Đoạn 1: từ đầu cho đến “Cháu đi xa dần…” (5 khổ thơ đầu)
  • Đoạn 2: tiếp theo cho đến “Lượm ơi, còn không?” (7 khổ thơ tiếp theo)
  • Đoạn 3: phần còn lại (2 khổ thơ cuối)

Câu 2. Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thơ thứ 2 đến khổ thơ thứ 5 đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến? Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

Trả lời

Hình ảnh của Lượm: dáng người loắt choắt, cái xắc xinh xinh, đôi chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, mũ ca lô đội lệch, mồm huýt sao vang, cười híp mí, má đỏ bồ quân, lời nói vui vẻ.

Xem thêm:  Soạn văn Sọ Dừa chương trình Ngữ văn lớp 6

Những nét đáng yêu, đáng mến: dáng người nhỏ nhắn nhưng đôi chân thoăn thoắt, nhanh nhẹn, cái xắc xinh xinh, cái đầu nghênh nghênh, chiếc ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang, yêu thích và say sưa với công việc của mình, cảm thấy đi làm nhiệm vụ vui hơn ở nhà.

Các yếu tố nghệ thuật được nhà thơ Tố Hữu đưa vào bài thơ có tác dụng tăng sức gợi hình, nhấn mạnh và làm rõ nét hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên, nhanh nhẹn và hăng hái

Câu 3. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì? Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả

Trả lời

Hình dung và miêu tả chuyến liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm: Vào một hôm cũng như bao hôm khác, chú đồng chí nhỏ bỏ thư vào bao, vì là thư “thượng khẩn” nên chạy vụt qua các mặt trận mặc cho đạn bay vèo vèo mà không hề sợ hãi. Rồi ở giữa đường quê vắng vẻ, chiếc ca lô của Lượm nhấp nhô trên đồng. “Bỗng lòe chớp đỏ” lượm đã bị bắn trúng và hy sinh ngay trên cánh đồng, tay nắm chạt những bông lúa.

Hình ảnh Lượm gợi cho em sự xúc động, xót thương và nuối tiếc trước sự hy sinh của một tinh thần hăng hái, quả cảm, một mầm non rạng rỡ, kiên cường.

Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

– Khổ thơ thứ 7

– Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?”

Mang ý nghĩa thể hiện tình cảm thương xót trước sự ra đi đột ngột của Lượm, nó giúp thể hiện 1 cách chân thật và giàu cảm xúc nhất.

Câu 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả đối với Lượm

Trả lời

Những từ xưng hô với Lượm khác nhau: cháu, chú bé, đồng chí, chú đồng chí nhỏ, Lượm. Tác dụng thay đổi của cách gọi này là sự thể hiện mối quan hệ thân thiết, gần gũi, sự yêu quý và tình cảm của tác giả với Lượm. Tình cảm giữa chú và cháu nhỏ, bên cạnh đó còn là tình cảm giữa những người đồng chí với nhau.

Câu 5. “Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

Trả lời

Tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh hồn nhiên, vui tươi với mục đích tái hiện lại hình ảnh của Lượm, muốn thông qua đó khẳng định rằng hình ảnh của Lượm sẽ vẫn còn mãi, sống mãi với quê hương, đất nước, luôn là một hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

Xem thêm:  Hãy tưởng tượng mình là chiếc bàn trong lớp học bị viết bẩn. Hãy viết tâm sự của chiếc bàn đó

II. Luyện tập

Câu 2. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm

Trả lời

Chú đồng chí giao liên bé loắt choắt với chiếc ca lô đội lệch vẫn làm nhiệm vụ liên lạc như mọi hôm, hôm nay có khác hơn mọi hôm đó là chú phải giao thư “thượng khẩn”. Bỏ thư vào trong bao, Lượm chạy vụt qua các mặt trận nơi súng ống và đạn bay loạn lạc, với sự gan dạ và can đảm, Lượm cứ đi mà trong lòng không hề sợ sệt. Trên con đường quê thời buổi chiến tranh thật vắng vẻ, hai bên cánh đồng lúa đã tới thời kì trổ đòng, ca lô chú đồng chí nhỏ vẫn nhấp nhô trên cánh đồng ấy, nguy hiểm rình rập và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Và điều đó đã xảy ra với Lượm, lòe một chớp đỏ, Lượm đã nằm xuống nơi cánh đống ấy, dòng máu tươi ấy đã ngấm vào mảnh đất quê hương, bàn tay chú bé nắm chặt bông lúa thơm mùi hương sữa, hồn của chú đã được tự do bay trong cánh đồng quê hương này, vẫn luôn bên cạnh, sát cánh cùng nhân dân bảo vệ quê hương, đất nước.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan