Soạn văn Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Soạn văn Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Hướng dẫn
Soạn văn Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từmà Bloghocvui giới thiệu dưới đây sẽ đưa ra những gợi ý chi tiết cho bài học, qua đó định hướng để người học có quá trình tìm hiểu và phân tích bài học một cách chi tiết và có hiệu quả nhất.
Các bạn hãy cùng tham khảo bài soạn Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ để có thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
1. Từ nhiều nghĩa
Đọc bài thơ “Những cái chân” của Vũ Quần Phương, trả lời lần lượt các câu hỏi:
Câu 1: Tra từ điển để biết nghĩa của từ “chân”
– Nghĩa của từ “chân”:
+ Là bộ phận phía dưới cùng trên cơ thể người hoặc động vật, dùng để di chuyển hoặc đứng.
+ Phần dưới cùng, phía dưới của một đồ vật nào đó, giúp đồ vật đó đứng được trên mặt phẳng.
+ Chức vị, vị trí, quyền lực của một người trong xã hội.
Câu 2: Tìm một số từ khác có nhiều nghĩa như từ “chân”
– Từ “hoa”:
+ Nghĩa gốc: chỉ tên một loài thực vật có vẻ đẹp.
+ Nghĩa chuyển: chỉ người phụ nữ đẹp (được sử dụng nhiều trong văn học trung đại).
– Từ “xuân”:
+ Nghĩa gốc: chỉ mùa xuân trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của thiên nhiên.
+ Nghĩa chuyển: mùa xuân là tuổi trẻ, là sức sống của con người của đất nước.
– Từ “mất”:
+ Nghĩa gốc: là việc con người bỏ quên hoặc đánh rơi một thứ gì đó.
+ Nghĩa chuyển: chỉ cái chết của một người, cách nói “mất” nhằm nói giảm nói tránh.
Bài liên quan bài Từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
>>Soạn văn Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
>>Soạn văn Trợ từ, thán từ chương trình Ngữ văn lớp 7
>>Soạn văn Tính từ và cụm tính từ chương trình Ngữ văn lớp 6
>>Soạn văn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự của cô Vân Anh chuyên văn
Câu 3: Tìm một số từ chỉ có một nghĩa
– Từ chỉ có một nghĩa như: nồi, com – pa, com – lê, súng,…
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1: Tìm mỗi liên hệ giữa các nghĩa cỉa từ “chân”
– Nghĩa gốc: từ “chân” là từ chỉ bộ phận trên cơ thể con người, có chức năng nâng đỡ cơ thể và di chuyển cơ thể.
– Nghĩa chuyển: được hình thành trên cơ sử nghĩa gốc:
+ “Chân bàn”: chỉ bộ phận phía dưới của chiếc bàn, có chức năng trống đỡ cho toàn bộ cái bàn đứng vững trên mặt phẳng.
Câu 2: Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
– Thông thường trong một câu cụ thể thì một từ được dùng với một nghĩa. Thế nhưng trong các văn bản nghệ thuật cũng có những trường hợp trong một câu từ nhiều nghĩa được sử dụng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Câu 3: Trong bài thơ “Những cái chân” từ “chân” được dùng với những nghĩa nào?
– Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển: chân gậy, chân com – pa, chân kiềng, chân bàn.
– Từ “chân” được dùng với nghĩa gốc: võng không chân
– Nghĩa gốc và nghĩa chuyển được tác giả sử dụng một cách khéo léo đã tạo nên những liên tưởng độc đáo cho bài thơ.
3. Luyện tập
Câu 1: Hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?
– Từ “đầu”:
+ Nghĩa gốc: là một bộ phận của cơ thể, có chức năng chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể con người.
+ Nghĩa chuyển: đầu tàu, đầu sùng ngọn gió, đầu têu,…
– Từ “mắt”:
+ Nghĩa gốc: là bộ phận cơ thể con người có chức năng quan sát.
+ Nghĩa chuyển: mắt bão,…
– Từ “tay”:
+ Nghĩa gốc: tay chân trên cơ thể con người.
+ Nghĩa chuyển: tay cầm, tay nghề, tay súng,…
Câu 2: Trong Tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp được chuyển nghĩa đó.
– Các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa: lá, quả, buồng.
– Trường hợp chuyển nghĩa: lá lách, lá gan, lá phổi, quả tim, quả thận, buồng trứng.
Câu 3: Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ Tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó 3 ví dụ minh họa.
Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động
– Bánh xe → Bánh xe đang lăn.
– Vầng mây → Vầng mây đang bay.
– Con thuyền → Con thuyền xuất bến.
Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị
– Bê bình nước → Một bình nước.
– Tàu đang chạy → Một con tàu.
– Mẹ quạt ru con ngủ → Cái quạt.
Câu 4: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
a. Tác giả của đoạn trích trên nêu lên mấy nghĩa của từ “bụng”? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?
- Từ bụng trong đoạn trích được nêu lên với 2 nghĩa:
+ Nghĩa (1): chỉ bộ phận của cơ thể chứa ruột, dạ dày,…
+ Nghĩa (2): ý nói đến một ý nghĩ sâu kín không nói ra của con người.
b. Trong các trường hợp sau đây, từ “bụng” có nghĩa gì:
- Ăn cho ấm bụng: có nghĩa gốc.
- Anh ấy tốt bụng: có nghĩa chuyển.
- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: có nghĩa chuyển.
Theo Nhungbaivanhay.vn