Trình bày cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh – Bài văn của cô giáo Thu Huyền chuyên văn Nguyễn Huệ


Trình bày cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh – Bài văn của cô giáo Thu Huyền chuyên văn Nguyễn Huệ

Hướng dẫn

Qua bài thơ Chiều tối, Hồ Chí Minh không chỉ phác họa lên bức tranh thiên nhiên rộng lớn, vắng lặng của vùng sơn cước khi người thực hiện giải tù chuyển lao qua mà qua đó độc giả còn cảm nhận được chân dung tâm hồn đẹp đẽ của người chiến sĩ cộng sản. Dựa vào những hiểu biết về bài thơ, anh chị hãy trình bày cảm nhận vềbài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng bài thơ Chiều tối

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: “Chiều tối” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Bác trong tập Nhật kí trong tù – tập thơ được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại Quảng Tây, Trung Quốc.

2. Thân bài

– Chiều tối ( Mộ) được sáng tác khi Người bị chuyển lao, áp giải trên đường.

– Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã phác họa lên bức tranh thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ khi chiều về

– Thông qua hình ảnh đám mây cô đơn, cánh chim mỏi mệt, người đọc cảm nhận được cảm xúc man mác, bâng khuâng của người tù nơi đất khách, quê người:

+ Cánh chim mỏi mệt sau một ngày rong ruổi trên bầu trời cũng đã trở về rừng tìm chốn ngủ.

– Đám mây cô đơn nhẹ trôi giữa bầu trời rộng lớn, mênh mông.

Xem thêm:  Suy nghĩ về thái độ thờ ơ lạnh nhạt của con người

– Hai câu thơ cuối có sự chuyển hướng vận động của cảm xúc, từ không gian rộng lớn, mênh mông nhưng vắng lặng của rừng núi

– Hình ảnh lao động của người thôn nữ trong tư thế lao động hăng xay đã xua đi cái cô quạnh, tịch mịch của không gian thiên nhiên vùng sơn cước.

– Trong bóng đêm cô đơn, hoang vắng, sự xuất hiện của ngọn lửa hồng như sưởi ấm, lan tỏa sự sống cho toàn bộ bức tranh thơ.

– Ánh sáng ấy cũng đã khơi dậy sức sống đầy mạnh mẽ trong tâm hồn người chiến sĩ để có thêm yêu thương, niềm tin vào sự sống, vào chiến thắng trong tương lai.

3. Kết bài

Có thể nói bài thơ Mộ ( Chiều tối) tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh, Người đã kết hợp đầy tinh tế giữa bút pháp cổ điển với tinh thần hiện đại để tạo ra những giá trị đặc sắc cho bài thơ.

II. Bài tham khảo cho đề bình giảng bài thơ Chiều tối

Hồ Chí Minh là nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. “Chiều tối” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Bác trong tập Nhật kí trong tù – tập thơ được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Chiều tối ( Mộ) được sáng tác khi Người bị chuyển lao, áp giải trên đường. Thân phận của người tù cùng với xiềng xích mất tự do nhưng bài thơ không phải là sự than vãn cho số phận mà lại thể hiện được tâm hồn nhạy cảm, tư thế ung dung cùng niềm tin mãnh liệt của người chiến sĩ cộng sản về tương lai tươi sáng của cách mạng, của đất nước. Bài thơ đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng, nhân cách cao cả của vị cha già dân tộc.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương

Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã phác họa lên bức tranh thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ khi chiều về:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Dịch:

Chim bay mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Đám mây cô đơn trôi nhẹ giữa tầng không

Bức tranh thiên nhiên đầy độc đáo, ấn tượng nhưng lại nhuốm màu tâm trạng. Thông qua hình ảnh đám mây cô đơn, cánh chim mỏi mệt, người đọc cảm nhận được cảm xúc man mác, bâng khuâng của người tù nơi đất khách, quê người. Cánh chim mỏi mệt sau một ngày rong ruổi trên bầu trời cũng đã trở về rừng tìm chốn ngủ. Đám mây cô đơn nhẹ trôi giữa bầu trời rộng lớn, mênh mông. Đứng trước khung cảnh chiều buồn ấy, tâm trạng của người tù khó tráng được chút bâng khuâng, man mác buồn khi một mình đơn độc nơi đất khách.

Trong hoàn cảnh xiềng xích, mất đi tự do, quan trọng hơn hết là khát vọng làm cách mạng tạm thời bị gián đoạn, Người đã không thể hiện sự bi quan, chua xót hay than vãn về hoàn cảnh thực tại mà chỉ ôm ấp nỗi buồn man mác cho bản thân, nhân cách ấy, tâm hồn ấy chẳng phải quá cao cả ư?

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao tuc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”

Dịch:

Cô em xóm núi xay ngô tối

Vừa xay xong lò than đã rực hồng

Xem thêm:  Thuyết minh về thành phố Hồ Chí Minh

Hai câu thơ cuối có sự chuyển hướng vận động của cảm xúc, từ không gian rộng lớn, mênh mông nhưng vắng lặng của rừng núi, Bác đã hướng sự chú ý đến không gian nhỏ bé nhưng đầy hơi ấm của sự sống con người. Hình ảnh lao động của người thôn nữ trong tư thế lao động hăng xay đã xua đi cái cô quạnh, tịch mịch của không gian thiên nhiên vùng sơn cước. Không chỉ hướng đến sự sống mà Bác còn thể hiện được vẻ đẹp của lao động “Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”.

Trong bóng đêm cô đơn, hoang vắng, sự xuất hiện của ngọn lửa hồng như sưởi ấm, lan tỏa sự sống cho toàn bộ bức tranh thơ. Ánh sáng ấy cũng đã khơi dậy sức sống đầy mạnh mẽ trong tâm hồn người chiến sĩ để có thêm yêu thương, niềm tin vào sự sống, vào chiến thắng trong tương lai.

Có thể nói bài thơ Mộ ( Chiều tối) tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh, Người đã kết hợp đầy tinh tế giữa bút pháp cổ điển với tinh thần hiện đại để tạo ra những giá trị đặc sắc cho bài thơ.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan