Trình bày cảm nhận về đoạn thơ: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối…trong Nhớ rừng


Trình bày cảm nhận về đoạn thơ: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối…trong Nhớ rừng

Hướng dẫn

Đề bài: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

” Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối…

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt “

(Nhớ rừng – Thế Lữ – lớp 8)

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Thế Lữ, bài thơ Nhớ rừng và đoạn thơ: Trong những năm tháng khởi đầu của phong trào “Thơ mới” Việt Nam, nhà thơ Thế Lữ là một người tiên phong đi đầu như một ánh sao sáng, gắn với tên tuổi của ông trong thời gian này là bài thơ “Nhớ rừng”. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh con hổ với những tâm sự u uất trước thực tại, hồi tưởng về quá khứ và khát vọng tự do. Bài thơ cũng nổi bật ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ, đặc biệt là bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau

2. Thân bài

-Cảm nhận về con hổ trong đêm trăng:

+ Trong đêm sáng, mọi vật như được nhuộm màu vàng, ánh vàng tan chảy trong không gian, bên dòng suối vàng khiến cho sắc vàng thêm rực rỡ.

+ Mặt nước trong đã đón nhận trọn vẹn sắc vàng của ánh trăng, càng trở nên lung linh, huyền ảo.

– Cảm nhận về con hổ trong cơn mưa rừng:

+ Cảnh mưa rừng dữ dội với cơn mưa ngàn làm rung chuyển núi rừng, nếu như ban đêm con hổ thức cùng vũ trụ thì ban ngày nó lại “lặng ngắm” giang san của chính mình.

+ Cơn mưa dữ dội không làm nó sợ hãi mà còn coi đó là thú vui, cái im lặng say mê của con hổ càng khẳng định sức mạnh ngự trị của một bản lĩnh vững vàng.

Xem thêm:  Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.

-Cảm nhận về con hổ khi khu rừng bình minh:

+ Cảnh mưa rừng dữ dội với cơn mưa ngàn làm rung chuyển núi rừng, nếu như ban đêm con hổ thức cùng vũ trụ thì ban ngày nó lại “lặng ngắm” giang san của chính mình.

+ Cơn mưa dữ dội không làm nó sợ hãi mà còn coi đó là thú vui, cái im lặng say mê của con hổ càng khẳng định sức mạnh ngự trị của một bản lĩnh vững vàng

-Cảm nhận về con hổ khi khu rừng hoàng hôn:

+ Đây là hình ảnh dữ dội và say mê nhất khi cảnh rừng hoàng hôn. Gam đỏ vừa là màu của máu vừa là màu của ánh mặt trời.

+ Lúc chiều tà là khi ánh mặt trời chuyển đỏ, nhưng đối với con hổ, đó là màu máu của mặt trời, mặt trời đang lịm dần trong cái chết dữ dội và con hổ đang đợi chờ để giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ.

3. Kết bài

Ý nghĩa của đoạn thơ: Có thể nói, đoạn thơ trên là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp, bốn cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cảnh nào cũng tráng lệ và uy nghi cùng với hình ảnh của vị chúa sơn lâm. Chỉ tiếc rằng những cảnh tượng huy hoàng ấy chỉ mãi còn trong quá khứ và trong nỗi nhớ của con hổ. Con hổ tiếc nuối khôn nguôi và đau đớn xót xa ngay chính giấc mơ huy hoàng của mình

II. Bài tham khảo

Trong những năm tháng khởi đầu của phong trào “Thơ mới” Việt Nam, nhà thơ Thế Lữ là một người tiên phong đi đầu như một ánh sao sáng, gắn với tên tuổi của ông trong thời gian này là bài thơ “Nhớ rừng”. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh con hổ với những tâm sự u uất trước thực tại, hồi tưởng về quá khứ và khát vọng tự do. Bài thơ cũng nổi bật ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ, đặc biệt là bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

Xem thêm:  Chép một câu ca dao về tình yêu quê hương đất nước và giải thích vì sao em thích

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối…

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Đoạn thơ trên nằm trong chuỗi hồi ức tiếc nuối của con hổ về những tháng ngày oai phong, lẫm liệt ở chốn rừng xanh. Bốn cảnh rừng tuyệt mĩ đã được dựng lên trong đoạn thơ: cảnh rừng đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh rừng lúc bình minh và cảnh rừng lúc hoàng hôn”. Mỗi cảnh bao gồm hai câu thơ, câu đầu tả cảnh, câu sau tả hình ảnh con hổ trên nền của thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

Trong đêm sáng, mọi vật như được nhuộm màu vàng, ánh vàng tan chảy trong không gian, bên dòng suối vàng khiến cho sắc vàng thêm rực rỡ. Mặt nước trong đã đón nhận trọn vẹn sắc vàng của ánh trăng, càng trở nên lung linh, huyền ảo. Trong khung cảnh ấy, con hổ đang “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no mà còn no cả ánh trăng, hình ảnh cho thấy con hổ tự cho mình đã chiếm ngự trọn vẹn cả vũ trụ.

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cảnh mưa rừng dữ dội với cơn mưa ngàn làm rung chuyển núi rừng, nếu như ban đêm con hổ thức cùng vũ trụ thì ban ngày nó lại “lặng ngắm” giang san của chính mình. Cơn mưa dữ dội không làm nó sợ hãi mà còn coi đó là thú vui, cái im lặng say mê của con hổ càng khẳng định sức mạnh ngự trị của một bản lĩnh vững vàng. Con hổ có cái tĩnh của một vị chúa tể chế ngự cái dữ dội của đại ngàn.

Xem thêm:  Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “ mây và sóng” của Ta go

“Đâu những bình mình cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Sau ngày mưa, bầu trời trong sáng hơn, vạn vật tốt tươi, vui mừng, và khi muôn loài thức giấc thì nó lại chìm trong giấc ngủ. Vị chúa sơn lâm tự do tự tại, chi phối vầ chế ngự kẻ khác mà không ai có thể chế ngự được nó.

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Đây là hình ảnh dữ dội và say mê nhất khi cảnh rừng hoàng hôn. Gam đỏ vừa là màu của máu vừa là màu của ánh mặt trời. Lúc chiều tà là khi ánh mặt trời chuyển đỏ, nhưng đối với con hổ, đó là màu máu của mặt trời, mặt trời đang lịm dần trong cái chết dữ dội và con hổ đang đợi chờ để giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ.

Có thể nói, đoạn thơ trên là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp, bốn cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cảnh nào cũng tráng lệ và uy nghi cùng với hình ảnh của vị chúa sơn lâm. Chỉ tiếc rằng những cảnh tượng huy hoàng ấy chỉ mãi còn trong quá khứ và trong nỗi nhớ của con hổ. Con hổ tiếc nuối khôn nguôi và đau đớn xót xa ngay chính giấc mơ huy hoàng của mình.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan