Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm


Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Hướng dẫn

Đề bài: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Bên kia sông Đuốngcủa Hoàng Cầm. Hoàn cảnh ra đời đó giúp anh chị hiểu gì thêm về tác phẩm?

Bài tham khảo

Vùng đất Kinh Bắc đi vào các tác phẩm của Hoàng Cầm như mảnh đất hứa với nhiều ân tình, tình cảm sâu sắc. Đó không chỉ là nơi nuôi dưỡng sự sống mà còn là vùng đất quê hương, nơi nhem nhóm ở Hoàng Cầm tình cảm gắn bó, tình yêu quê hương sâu đậm. Một trong những bài thơ hay nhất của Hoàng Cầm viết về mảnh đất Kinh Bắc, về dòng sông Đuống thân thương, đó chính là thi phẩm Bên kia sông Đuống.

Sông Đuống hay còn được gọi với tên khác là sông Thiên Đức, đây là dòng sông nổi tiếng xứ Kinh Bắc – mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, nơi kết tinh những bản sắc văn hóa độc đáo. Hoàng Cầm là nhà thơ được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống ấy, hình ảnh quê hương đã trở thành miền nhớ trong tâm thức và in dấu rõ nét trong những sáng tác của người thi sĩ tài năng ấy.

“Tôi người Quan họ

Quê mẹ bên này sông

Cách quê cha một dòng

Nước trắng…”

Năm 1948, phía Nam tỉnh Bắc Ninh bị giặc Pháp đánh chiếm, khi ấy Hoàng Cầm đang công tác tại chiến khu Việt Bắc, nghe tin dữ về quê hương, trong “niềm căm giận và niềm cảm thương sâu sắc”, Hoàng Cầm đã viết liền từ 12 giờ đêm cho đến sáng hôm sau để hoàn thành bài thơ Bên kia sông Đuống.

Xem thêm:  Ý nghĩa con đường mòn phân chia ranh giới hai bên nghĩa địa trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Tác giả không đặt Bên dòng sông Đuống mà đặt nhan đề “Bên kia sông Đuống” đã thể hiện được sự xúc động, tình yêu sâu sắc của người con dành cho quê hương của mình. “Bên này” là vùng đất tự do, nơi nhà thơ đang công tác, chiến đấu. Ở nơi xa xôi ấy, nhà thơ Hoàng Cầm không lúc nào không hướng về “Bên kia”, tức là nơi có quê hương của ông, vùng đất thân thương, giàu truyền thống nhưng đang bị giặc chiếm đóng và giày xéo.

“Bên kia sông Đuống” được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt, qua đó giúp ta hiểu thêm về tình cảm yêu mến, tự hào cùng với sự đau đớn, xót xa của nhà thơ Hoàng cầm khi nói đến những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời cùng cuộc sống yên bình của người dân vùng Kinh Bắc bị giặc tàn phá, giày xéo.

Viết về sông Đuống, Hoàng Cầm đã thể hiện đầy xúc động tình cảm yêu thương, gắn bó của một người con đối với quê hương, xứ xở. Cũng chính tình cảm chân thành ấy đã thắp lên mạch nguồn cảm xúc dạt dào có thể lay động mỗi độc giả.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan