Bình luận câu nói Làm ơn há dễ trông người trả ơn trong truyện Lục Vân Tiên


Đề bài: Bình luận câu: Làm ơn há dễ trông người trả ơn (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga) trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Con người Việt Nam ta luôn nổi bật với truyền thống yêu thương giàu tình nghĩa. Chúng ta sống với nhau bằng cái tình làng xóm, tình anh em bạn bè, tình đồng bào đồng chí. Tất cả những tình cảm ấy thật sự vô cùng đẹp đẽ. Qua các mối quan hệ tình cảm ấy, người Việt Nam ta nổi bật với sự hành hiệp trượng nghĩa thấy bất bình thì không thể khoanh tay đứng nhìn. Nguyễn Đình Chiểu từng có một câu thơ trong truyện Lục Vân Tiên nói rất đúng về phẩm chất tình nghĩa tốt đẹp của nhân dân ta “: Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Vậy chúng ta hiểu câu nói đó như thế nào là đúng?

“ làm ơn há để trông người trả ơn”, đó là sự trượng nghĩa mà không cần đến ơn báo đáp, hành hiệp bảo vệ lẽ phải bằng chính nghĩa chứ không phải làm ơn để được báo đáp. Chúng ta thấy một chuyện bất bình mà ra tay bênh vực cho người yếu, bị bắt nạt thì đó là xuất phát từ chính trái tim yêu cái đúng ghét sự ngang ngược và một lòng muốn bênh vực kẻ yếu. Nói tóm lại câu nói đó thể hiện một cách khái quát tinh thần nghĩa hiệp trọng nghĩa của nhân dân ta.

Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Trong chinh ngay tác phẩm ta thấy Lục Vân Tiên chính là đại diện cho phẩm chất trượng nghĩa mà không hòng báo đáp đó. Nó được thể hiện khi Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, thấy bọn cướp ngang nhiên an ngày ban mặt mà dám cướp bóc giữa đường. một cô gái yếu đuối như thế thì làm sao có thể chống lại bọn chúng được. Nhìn thấy như thế Vân Tiên không thẻ nào đứng nhìn anh không do dự mà tả đột hữu xông lên đánh cho chúng một trận tơi bời. Chúng không những không làm ăn được gì mà còn chạy nhanh không mất mạng. Và khi được Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý trả ơn đền đáp thì Vân Tiên khước từ và không bày tỏ quan điểm cứu vì thấy chuyện bất bình chứ không hòng mong trả ơn đên đáp gì cả. Hay những nhân vật khác cũng thế. Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống dòng sông kia thì ông Ngư đã không bỏ mặc, ông đã cứu Vân Tiên mặc dù nhà nghèo nhưng ông không thấy chết mà không cứu. Ông và bà săn sóc cho Vân Tiên tỉnh dậy. vậy đấy con người Việt Nam sống thật lòng và trượng nghĩa như thế đấy. Dẫu biết nơi nào hay cộng đồng dân tộc nào chẳng có mấy con sâu làm giàu nồi canh nhưng đó là truyền thống của dân tộc ta.

Hay trên thực tế cũng vậy, chẳng biết bao nhiêu lần khi nhìn thấy một đứa bé bị lạc đường hay lạc mẹ ta cũng không do dự mà sẽ đem em đến trị sở công an đẻ nhờ các chú công an tìm mẹ em giúp cho. Hành động ấy đâu mong em bé bị lạc ấy hay bố mẹ em đền đáp mà chỉ vì xuất phát từ một trái tim yêu thương con người mà thôi. Những cô cậu học sinh nhỏ tuổi thì thường thấy dắt những bà già qua đường hay đỡ bà khi đi trên đường mưa trơn trượt. đó cũng đâu mong bà báo đáp gì cho nó. Thậm chí nó còn không biết rằng làm như thế sẽ được báo đáp nữa. Vì nó được học rằng thấy người có hoàn cảnh khó khăn hay những người già thì quan tâm giúp đỡ chứ nhà trường, giáo dục nước ta không có một môn nào dạy rằng giúp đỡ người khác là được đền đáp bao giờ cả. Hay lớn hơn đến thời sinh viên chúng ta là những sinh viên cố gắng để đi học thoát hỏi cảnh đồng ruộng vì thế cho nên cũng chẳng giàu có gì. Nhiều lúc thèm ăn món này món nọ nhưng vì không có tiền lại đành thôi thế nhưng khi gặp cụ gia bên đường khó khăn, chân tay què quặt thì không thể đứng nhìn. Lúc đấy chẳng cần ai nói gì chúng ta cũng tự nhiên mang những đồng tiền tích góp biếu cho cụ.

Xem thêm:  Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những nhan đề từng được đặt cho truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Những người đã thành đạt thì họ có điều kiện để giúp đỡ người khác bằng đồng tiền của mình. Họ lập ra những quỹ hỗ trợ và để từ đó giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà không mong hòng những người nghèo ấy báo đáp. Điều đó giống như câu ‘ lá lành đùm lá rách”.

Tuy nhiên hiện nay nhiều khi lòng tốt không cần báo đáp ấy lại bị những kẻ hám tiền mà lười lao động lợi dụng để chuộc lợi. đó là chúng trả vờ như một kẻ đáng thương xin tiền mọi người. những vết sẹo hay những vết đau là do chúng tạo nên chứ không phải bị thương hay tật nguyền gì cả. Chính vì thế nhiêu khi xã hội nghi ngờ lẫn nhau làm cho phẩm chất tốt đẹp kia bị hạn chế đi.

Qua đây có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu đã có một câu thơ hay tóm được hết phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta cho đến nay. Tuy rằng cuộc sống ngày nay làm cho họ có thể bị nghi ngờ không tin tưởng lẫn nhau nhưng những người có hoàn cảnh khó khăn thật sự thì vẫn được quan tâm của xã hội. Còn những kẻ lợi dụng lòng thương của mọi người ấy sẽ không có kết cục tốt đẹp đâu

Bài viết liên quan