Ở phần cuối truyện Vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào?


Ở phần cuối truyện Vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào?

Hướng dẫn

Ở phần cuối truyện Vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, chi tiết: Làm nên thành công của Vợ nhặt còn phải kể đến những chi tiết đặc sắc, giàu giá trị biểu đạt. Một trong những chi tiết đắt giá trong tác phẩm được nhà văn Kim Lân tập trung miêu tả, đó chính là chi tiết tiếng trống thúc thuế cùng những suy nghĩ hiện hữu trong nhân vật Tràng.

2. Thân bài

– Trong bữa cơm ngày đói đầy thảm hại, khi không khí bữa ăn trầm lại vì miếng cháo chát đắng nghẹn nơi cổ, bên ngoài tiếng thúc thuế vang lên dồn dập thì bà cụ Tứ đã cố gắng động viên để các con có thêm động lực và lạc quan hơn.

– Người vợ nhặt đã kể về phong trào phá kho thóc Nhật mà mình từng được chứng kiến.

–> Câu chuyện của người vợ nhặt đã mang đến những chuyển biến rõ rệt trong suy nghĩ và thôi thúc hành động của nhân vật Tràng trong tương lai.

– Trong suy nghĩ của Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Xem thêm:  Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

– Câu chuyện bỏ ngỏ ở những suy nghĩ của nhân vật Tràng gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị.

+ Rất có thể đó là những hình ảnh dự báo tương lai của anh Tràng, rằng một ngày nào đó anh Tràng cũng sẽ hòa vào dòng người đói để đấu tranh cho bà con, đấu tranh để bảo vệ cho cuộc sống của chính mình.

+ Hình ảnh lá cờ đỏ gắn với những ước mơ, đó là những dấu hiệu về một tương lai tươi sáng với sự thắng thế của cách mạng.

+ Hình ảnh cuối tác phẩm còn tạo kết thúc mở cho tác phẩm, tạo cơ sở cho những liên tưởng của người đọc về con đường mà anh Tràng và những con người cùng khổ sẽ đi

3. Kết bài

Không như những nhà văn hiện thực trước đó thể hiện sự bế tắc trong việc tìm đường ra cho những người nông dân, Kim Lân đã gợi mở cho những nhân vật của mình con đường đi theo cách mạng, đó là con đường đúng đắn giúp con người vượt thoát khỏi những đau khổ, u ám của hiện tại.

II. Bài tham khảo

Truyện ngắn Vợ nhặt được bắt đầu từ một tình huống nhặt vợ đầy lạ lùng, khác thường. Từ tình huống bất thường, nhà văn Kim Lân đã làm nổi bật lên những khát khao bình thường, chính đáng cùng những giá trị đáng trân trọng bên trong con người. Làm nên thành công của Vợ nhặt còn phải kể đến những chi tiết đặc sắc, giàu giá trị biểu đạt. Một trong những chi tiết đắt giá trong tác phẩm được nhà văn Kim Lân tập trung miêu tả, đó chính là chi tiết tiếng trống thúc thuế cùng những suy nghĩ hiện hữu trong nhân vật Tràng.

Xem thêm:  Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước của trường ca Mặt Đường Khát Vọng của Nguyễn Khoa Điềm

Trong bữa cơm ngày đói đầy thảm hại, khi không khí bữa ăn trầm lại vì miếng cháo chát đắng nghẹn nơi cổ, bên ngoài tiếng thúc thuế vang lên dồn dập thì bà cụ Tứ đã cố gắng động viên để các con có thêm động lực và lạc quan hơn. Cùng tham gia xây dựng câu chuyện, người vợ nhặt đã kể về phong trào phá kho thóc Nhật mà mình từng được chứng kiến. Chính câu chuyện của người vợ nhặt đã mang đến những chuyển biến rõ rệt trong suy nghĩ và thôi thúc hành động của nhân vật Tràng trong tương lai.

Nghe tiếng trống thúc thuế và câu chuyện của người vợ, trong suy nghĩ của Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới. Câu chuyện bỏ ngỏ ở những suy nghĩ của nhân vật Tràng gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị. Rất có thể đó là những hình ảnh dự báo tương lai của anh Tràng, rằng một ngày nào đó anh Tràng cũng sẽ hòa vào dòng người đói để đấu tranh cho bà con, đấu tranh để bảo vệ cho cuộc sống của chính mình. Hình ảnh lá cờ đỏ gắn với những ước mơ, đó là những dấu hiệu về một tương lai tươi sáng với sự thắng thế của cách mạng.

Hình ảnh cuối tác phẩm còn tạo kết thúc mở cho tác phẩm, tạo cơ sở cho những liên tưởng của người đọc về con đường mà anh Tràng và những con người cùng khổ sẽ đi: Khi bị đẩy vào con đường cùng với những bế tắc, đau khổ con người sẽ mạnh mẽ đứng lên để đấu tranh bảo vệ cuộc sống của chính mình, và khi ấy họ sẽ đi theo cách mạng như một lẽ tất yếu.

Xem thêm:  Bình luận câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng

Không như những nhà văn hiện thực trước đó thể hiện sự bế tắc trong việc tìm đường ra cho những người nông dân, Kim Lân đã gợi mở cho những nhân vật của mình con đường đi theo cách mạng, đó là con đường đúng đắn giúp con người vượt thoát khỏi những đau khổ, u ám của hiện tại.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://nhungbaivanhay vn/o-phan-cuoi-truyen-vo-nhat-khi-nghe-tieng-trong-thuc-thue-don-dap-trong-suy-nghi-cua-nhan-vat-trang-hien-len-nhung-hinh-anh-nao html

Bài viết liên quan