Phân tích chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam


Phân tích chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Hướng dẫn

Hai đứa trẻ là truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, truyện được xây dựng bằng nhiều tình tiết đặc sắc kết hợp cùng chất thơ đặc trưng trong phong cách sáng tác của Thạch Lam đã mang đến một tác phẩm giàu giá trị. Anh chị hãy phân tích chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích chi tiết ngọn đèn con của chị Tí

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, chi tiết: Hai đứa trẻ là truyện ngắn viết về phố huyện tẻ nhạt, vô vị Thạch Lam đã hướng ngòi bút đồng cảm với những con người nghèo khổ, bất hạnh như Liên, An, mẹ con chị Tí. Cảm hứng nhân đạo còn được thể hiện thông qua những chi tiết đặc sắc, một trong số đó có chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí.

2. Thân bài

– Chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí được xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm dưới cái nhìn của nhân vật Liên.

–> ngọn đèn này chỉ le lói xuất hiện trong bóng đêm bao trùm và chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.

– Ánh sáng của ngọn đèn con trước hết là hình ảnh tả thực, nó thuộc về phố huyện nghèo, nơi mẹ con chị Tí, Liên, An sinh sống.

– Thứ ánh sáng này ngày nào cũng được thắp lên mỗi khi bóng đêm ập xuống, nó gắn liền với cuộc sống mưu sinh vất vả của mẹ con chị Tí.

Xem thêm:  Bình giảng về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

– Ánh sáng từ ngọn đèn đã trở thành biểu tượng cho những nỗ lực duy trì cuộc sống mưu sinh của những người dân nghèo nơi phố huyện với những bế tắc, mòn mỏi.

–> Cái khổ trong cuộc sống của người dân phố huyện không chỉ bởi đói nghèo mà còn bởi cuộc sống của họ đang trôi qua một cách vô nghĩa, tẻ nhạt.

– Ngọn đèn con của chị Tí xuất hiện trong suy nghĩ của Liên gợi ra sự ám ảnh về cuộc sống đang ngày càng lụi tàn.

– Mọi người đều có thể cảm nhận được cái tẻ nhạt, vô nghĩa của cuộc sống, mong muốn có ánh sáng cho cuộc sống đói nghèo của họ nhưng lại không biết rằng chính bản thân họ có thể tạo nên những cái tươi sáng cho mình.

3. Kết bài

Chỉ qua một chi tiết nhỏ, Thạch Lam không chỉ gửi gắm được bao ý nghĩa nhân sinh mà còn thể hiện được cái tài hoa, tinh tế trong bút pháp cùng tinh thần nhân đạo cao đẹp.

Bài liên quan đến truyện ngắn Hai đứa trẻ:

>>Trình bày khái quát về tình huống truyện và kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

>>Phân tích ý nghĩa nhan đề Hai đứa trẻ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

>>Cảm nhận về bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

>>Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

II. Bài tham khảo cho đề phân tích chi tiết ngọn đèn con của chị Tí

Thạch Lam là gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn. Với bút lực dồi dào cùng sự tinh tế, tài hoa của người nghệ sĩ, Thạch Lam trong những tác phẩm của mình không chỉ tái hiện đầy sống động hiện thực của cuộc sống mà còn mang đến chất thơ đầy độc đáo cho bức tranh đời sống ấy. Hai đứa trẻ là truyện ngắn như vậy, viết về phố huyện tẻ nhạt, vô vị Thạch Lam đã hướng ngòi bút đồng cảm với những con người nghèo khổ, bất hạnh như Liên, An, mẹ con chị Tí. Cảm hứng nhân đạo còn được thể hiện thông qua những chi tiết đặc sắc, một trong số đó có chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí.

Xem thêm:  Đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương – Nhà thơ trào phúng

Chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí được xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm dưới cái nhìn của nhân vật Liên “quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí”. Đặc biệt, ngọn đèn này chỉ le lói xuất hiện trong bóng đêm bao trùm và chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.

Ánh sáng của ngọn đèn con trước hết là hình ảnh tả thực, nó thuộc về phố huyện nghèo, nơi mẹ con chị Tí, Liên, An sinh sống. Thứ ánh sáng này ngày nào cũng được thắp lên mỗi khi bóng đêm ập xuống, nó gắn liền với cuộc sống mưu sinh vất vả của mẹ con chị Tí. Tuy thắp sáng trong không gian tối tăm của phố huyện nhưng lại thể hiện sự buồn bã, tẻ nhạt bởi lẽ nó nhỏ bé, lé lói chìm nghỉm vào trong bóng đêm.

Tuy nhiên, bằng sự tài hoa, tinh tế trong cảm nhận và thể hiện, thông qua hình ảnh ngọn đèn của chị Tí, nhà văn Thạch Lam thể hiện được nhiều ý nghĩa hơn thế. Ánh sáng từ ngọn đèn đã trở thành biểu tượng cho những nỗ lực duy trì cuộc sống mưu sinh của những người dân nghèo nơi phố huyện với những bế tắc, mòn mỏi, quẩn quanh không lối thoát, cho những kiếp người vô danh sống lam lũ vật vờ. Cái khổ trong cuộc sống của người dân phố huyện không chỉ bởi đói nghèo mà còn bởi cuộc sống của họ đang trôi qua một cách vô nghĩa, tẻ nhạt.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) - Văn mẫu lớp 11

Ngọn đèn con của chị Tí xuất hiện trong suy nghĩ của Liên gợi ra sự ám ảnh về cuộc sống đang ngày càng lụi tàn. Cuộc sống ảm đạm, nhạt nhòa của họ không phải bởi những người dân nơi đây không thể thắp lên ánh sáng mà bởi bản thân của những con người ấy đang thiếu đi niềm tin vào cuộc sống mỗi ngày, tự làm lụi tắt đi ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của hạnh phúc “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.”Mọi người đều có thể cảm nhận được cái tẻ nhạt, vô nghĩa của cuộc sống, mong muốn có ánh sáng cho cuộc sống đói nghèo của họ nhưng lại không biết rằng chính bản thân họ có thể tạo nên những cái tươi sáng cho mình.

Như vậy, chỉ qua một chi tiết nhỏ, Thạch Lam không chỉ gửi gắm được bao ý nghĩa nhân sinh mà còn thể hiện được cái tài hoa, tinh tế trong bút pháp cùng tinh thần nhân đạo cao đẹp.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://nhungbaivanhay vn/phan-tich-chi-tiet-ngon-den-con-noi-hang-nuoc-cua-chi-ti-trong-truyen-ngan-hai-dua-tre-cua-thach-lam html

Bài viết liên quan