Bình luận câu tục ngữ Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu


Bình luận câu tục ngữ Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu

Hướng dẫn

Đề bài: Tiền là công cụ để trao đổi, mua bán và định giá những hàng hóa phục vụ cho cuộc sống của con người. Bàn về giá trị của đồng tiền, tục ngữ có câu: “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu“. Vận dụng những hiểu biết của bản thân, anh chị hãy bình luận về ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình luận câu tục ngữ Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu

1. Mở bài

Giải thích ý nghĩa của “tiền bạc” và nhấn mạnh về câu tục ngữ.

– “Tiền bạc” là một vật phẩm được sử dụng lưu hành rộng rãi trong đời sống xã hội, là một loại vật chất đặc biệt để việc trao đổi buôn bán được thuận tiện và dễ dàng hơn. Là một dạng “tài sản” mang tính chất đặc biệt đối với mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng và với mỗi người.

– Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều các câu tục ngữ, ca dao nói về tiền bạc để nói lên tính hai mặt của nó. Trong đó phải kể đến câu tục ngữ “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”

2.Thân bài

– Bình luận tính hai mặt của đồng tiền.

+Câu tục ngữ đã nêu lên tính hai mặt của tiền bạc, với mỗi hoàn cảnh sử dụng khác nhau mà đồng tiền sẽ là người đầy tớ trung thành hay là người chủ xấu chi phối con người.

– Bình luận vế đầu tiên của câu tục ngữ “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành”.

+Khi ta sử dụng đồng tiền vào đúng mục đích sử dụng, đó là đồng tiền chân chính kiếm được, đồng tiền của sự lương thiện, và ta làm chủ được đồng tiền. điều phối, sử dụng nó một cách hợp lí, có ý nghĩa, đồng tiền sẽ giúp ta giải quyết nhiều vấn đề.

+Đó là đồng tiền chân chính kiếm được, đồng tiền của sự lương thiện, và ta làm chủ được đồng tiền. đồng tiền được làm ra bằng chính sức lao động.

+Ví dụ: người nông dân trồng ra các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, khoai sắn,… nhà báo, nhà giáo, công nhân viên chức, nhân viên văn phòng, cả tháng đi làm sau đó được phát lương… đó chính là đồng tiền được làm ra do bỏ công sức lao động…

+Ví dụ: Những hành động thể hiện sự tương thân tương ái có thể là quyên góp sách vở, quần áo cũ, hũ gạo tình thương, hay những đồng tiền quyên góp từ các mạnh thường quân, đóng góp 1 đến 2 ngày lương của cán bộ công nhân viên, nhằm chia sẻ những gánh nặng, nỗi đau của đồng bào ta.

=> Khi mình làm ra đồng tiền chân chính, thiện lương, và làm chủ được đồng tiền sử dụng vào việc có ích cho mình cho đời, cho người thì lúc đó “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành”.

– Bình luận vế còn lại “là người chủ xấu”

Xem thêm:  Trình bày khái quát về tình huống truyện và kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

+Có nhiều tiền nhưng không làm chủ được tiền bạc thì tiền bạc sẽ trở thành “người chủ xấu”.

+Vì tiền mà bất chấp tất cả, lòng tham con người là lòng tham vô đáy, những kẻ mù quáng coi tiền là tất cả sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền,

+Ví dụ: Các vụ buôn bán heroin với hàng nghìn bánh đầy chấn động, bởi một lẽ những kẻ lười biếng, không muốn lao động mà chỉ muốn nhàn hạ mà lại có nhiều tiền, có ai biết được những nàng tiên nâu kia đã giết chết bao nhiêu gia đình bao nhiêu con người. Hoặc là những kẻ thừa tiền ăn chơi sa đọa, hút chích, dùng ma túy đá, dẫn đến cơ thể bị mất kiểm soát, hoang tưởng xảy ra bao vụ án thương tâm,…

+ Tiền bạc dùng để mua quan, bán tước, tiến thân, tất cả mọi giao dịch hay lời nói đều liên quan đến tiền. Đồng tiền đã trở thành chủ nhận của con người, nhưng mà là chủ nhân xấu, cực xấu.

+“Nén bạc đâm toạc tờ giấy” câu nói quả không sai đối với xã hội Việt Nam bây giờ.

– Liên hệ bản thân để tránh khỏi sự lệ thuộc vào đồng tiền

3. Kết bài

Ý nghĩ của câu tục ngữ;

Câu tục ngữ “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu” có giá trị giáo dục con người vô cùng sâu sắc, nhắc nhở mọi người không nên để đồng tiền chi phối con người, biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền. thay vào đó hãy trở thành chủ của đồng tiền mà là người tiêu tiền chứ không phải để tiền tiêu mình.

II. Bài tham khảo cho đề Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu

Tiền bạc” là một vật phẩm được sử dụng lưu hành rộng rãi trong đời sống xã hội, là một loại vật chất đặc biệt để việc trao đổi buôn bán được thuận tiện và dễ dàng hơn. Là một dạng “tài sản” mang tính chất đặc biệt đối với mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng và với mỗi người. Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều các câu tục ngữ, ca dao nói về tiền bạc để nói lên tính hai mặt của nó. Trong đó phải kể đến câu tục ngữ “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”

“Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”. Câu tục ngữ đã nêu lên tính hai mặt của tiền bạc, với mỗi hoàn cảnh sử dụng khác nhau mà đồng tiền sẽ là người đầy tớ trung thành hay là người chủ xấu chi phối con người.Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày hay trong quá trình buôn bán, làm ăn ta càng thấy rõ được sự hai mặt của tiền bạc.

“Tiền bạc là người đầy tớ trung thành”. Khi ta sử dụng đồng tiền vào đúng mục đích sử dụng, đó là đồng tiền chân chính kiếm được, đồng tiền của sự lương thiện, và ta làm chủ được đồng tiền. điều phối, sử dụng nó một cách hợp lí, có ý nghĩa, đồng tiền sẽ giúp ta giải quyết nhiều vấn đề. Nhưng đồng tiền “là người chủ xấu” khi ta làm ngược lại những điều trên: dùng tiền với mục đích sai trái, đồng tiền bất lương và tôn đồng tiền lên trên hết, để tiền tiêu ta chứ không phải ta tiêu tiền…

Xem thêm:  Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

Nói “tiền bạc là người đầy tớ trung thành”? Đó là trên phương diện ta làm chủ đồng tiền và ta tiêu tiền chứ không phải tiền tiêu ta. Đó là đồng tiền chân chính kiếm được, đồng tiền của sự lương thiện, và ta làm chủ được đồng tiền. đồng tiền được làm ra bằng chính sức lao động. Ví dụ: người nông dân trồng ra các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, khoai sắn,…sau đó bán đi quy đổi thành tiền, nhà báo, nhà giáo, công nhân viên chức, nhân viên văn phòng, cả tháng đi làm sau đó được phát lương… đó chính là đồng tiền được làm ra do bỏ công sức lao động, hoặc nhà kinh doanh biết đầu tư, mua rẻ bán đắt mà pháp luật cho phép mà trở thành những người giàu có, những đồng tiền đó được gọi là những đồng tiền chân chính.

Còn đồng tiền kiếm ra từ việc mua bán heroin, buôn lậu, hàng giả hàng nhái, ăn trộm,… những việc phạm pháp chính là những đồng tiền bất lương. Nhưng người đầy tớ trung thành chính là việc ta sử dụng đồng tiền vào mục đích như thế nào? Đồng tiền để ta trang trải sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, nhưng nhu cầu thiết yếu, không thể không có. Đồng điền tiết kiệm, tích lũy để sau có việc cần dùng, đồng tiền ủng hộ những hoàn cảnh éo le, khốn khó hơn mình, ví dụ như đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, hay chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, sạt lở đất, hay những người bị bệnh hiểm nghèo, cụ già neo đơn,…. Khi mình làm ra đồng tiền chân chính, thiện lương, và làm chủ được đồng tiền sử dụng vào việc có ích cho mình cho đời, cho người thì lúc đó “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành”.

Hiện nay có rất nhiều các chương trình thiện nguyện, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, hay giúp đỡ nhưng đồng bào bị chịu thiệt hại do đợt bão lũ vừa qua, đây chính là những chương trình thể hiện tư tưởng “thương người như thể thương thân” đó là những nét đẹp phẩm chất của con người Việt Nam. Những hành động thể hiện sự tương thân tương ái có thể là quyên góp sách vở, quần áo cũ, hũ gạo tình thương, hay những đồng tiền quyên góp từ các mạnh thường quân, đóng góp 1 đến 2 ngày lương của cán bộ công nhân viên, nhằm chia sẻ những gánh nặng, nỗi đau của đồng bào ta.

Nhưng liệu rằng tiền bạc chỉ có một mặt tốt như thế, khi mà xã hội ngày càng phát triển và bị cho phối mạnh mẽ bởi đồng tiền, bởi một lẽ người ta đang quá lệ thuộc vào đồng tiền “có tiền mua tiên cũng được”

Có nhiều tiền nhưng không làm chủ được tiền bạc thì tiền bạc sẽ trở thành “người chủ xấu”. Vì tiền mà bất chấp tất cả, lòng tham con người là lòng tham vô đáy, những kẻ mù quáng coi tiền là tất cả sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền, dùng tiền vào những việc xấu xa, mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền, mua điểm,…thì vô cùng đáng sợ. con người sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào đồng tiền, không có tiền là sẽ chết.

Xem thêm:  Phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa

Trong đời sống xã hội có bao nhiêu những tấm gương bị đồng tiền làm vấy bẩn, phạm tội vì đồng tiền. Các vụ buôn bán heroin với hàng nghìn bánh đầy chấn động, bởi một lẽ những kẻ lười biếng, không muốn lao động mà chỉ muốn nhàn hạ mà lại có nhiều tiền, có ai biết được những nàng tiên nâu kia đã giết chết bao nhiêu gia đình bao nhiêu con người. hoặc là những kẻ thừa tiền ăn chơi sa đọa, hút chích, dùng ma túy đá, dẫn đến cơ thể bị mất kiểm soát, hoang tưởng xảy ra bao vụ án thương tâm,…

Tiền bạc dùng để mua quan, bán tước, tiến thân, tất cả mọi giao dịch hay lời nói đều liên quan đến tiền. có lẽ cuộc sống quá lệ thuộc vào tiền khi mà hàng loạy vụ bê bối giáo dục liên quan đến việc mua điểm chạy điểm,để xuất hiện hàng loạt các tiến sĩ dởm, thần đồng dởm, thủ khoa dởm,… đồng tiền đã trở thành chủ nhận của con người, nhưng mà là chủ nhân xấu, cực xấu. “Nén bạc đâm toạc tờ giấy” câu nói quả không sai đối với xã hội Việt Nam bây giờ.

Con người ai mà chả muốn được giàu có, thăng quan tiến chức, ăn ngon mặc đẹp, nhưng có nên liệu bất chấp cả những luân thường đạo lý, sử dụng tiền để giải quyết mọi việc.

Đất nước ta đang trong thời mở cửa kinh tế thị trường, nhà nước và đảng ta đã và đang tạo điều kiện cho mọi người, không phân biệt một ai có thể có nhiều cơ hội kiếm sống, phát tài. Đã có nhiều nông dân, nhà kinh doanh trở thành những giàu có trên chính sức lao động của bản thân.

Để trở thành người chủ của đồng tiền mà không muốn bị đồng tiền làm chủ thì chúng ta mỗi học sinh Việt Nam hãy cố gắng học tập thật chăm chỉ, trau dồi kiến thức, kĩ năng, phẩm chất để sau trở thành những con người tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho bản thân, cống hiến cho đất nước, làm cho nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, hãy là những tri thức với lao động chân chính, cần mẫn, làm việc đúng pháp luật đúng định hướng của Đảng và nhà nước đã đề ra.

Câu tục ngữ “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu” có giá trị giáo dục con người vô cùng sâu sắc, nhắc nhở mọi người không nên để đồng tiền chi phối con người, biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền. thay vào đó hãy trở thành chủ của đồng tiền mà là người tiêu tiền chứ không phải để tiền tiêu mình.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan