Cảm nhận về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Cảm nhận về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Hướng dẫn
Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy trong chương trình văn học lớp 9 tập 2.
Mở bài: Giới thiệu về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy là một nhà văn tiêu biểu trong thế hệ các nhà văn thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến tập thơ Ánh trăng của ông. Tác phẩm như một lới nhắc nhơ về những năm tháng gian lao đã qua của một đời lính gắn bó tha thiết đối với ánh trăng với thiên nhiên đất nước và con người bình dị chân thật. Bài thơ như gợi nhắc củng cố đối với người đọc thái độ uống nước nhớ nguồn ghi nhớ lịch sử đã qua.
Thân bài: Cảm nhận về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”
Thể thơ năm chữ với những hình ảnh thật linh hoạt thể hiện sự vận động không ngừng nghỉ của thời gian cho ta thấy tác giả đã gắn bó với ánh trăng từ thủa ấu thơ. Chất thơ thật mộc mạc tự nhiên như một câu chuyện được tác giả kể cho người đọc từ lúc ấu thơ đến khi trưởng thành. Tác giả nhớ nhớ lắm những hình ảnh về tuổi thơ mà ông không thể nào quên được. Đó là hình ảnh ánh trăng trên đồng trên bể. Hồi ấu thơ thật êm đếm hạnh phúc an lành biết bao. Nhớ về quá khứ tác giả cũng không quên nhớ đến khi chiến đấu trong rừng sâu. Khi đó mỗi lúc chờ giặc đến hay mỗi khi đên khuya vắng nhớ nhà không ai tâm sự chỉ có vầng trăng soi rọi kẻ thù rồi cũng chỉ có vầng trăng làm bạn tâm sự để vơi bớt đi nỗi cô đơn của nhà thơ. Những lúc như thế ánh trăng chính là những người bạn tri kỉ không thể thiếu của người chiến sĩ. Cuộc sống có lúc khó khăn và con người cũng có những người nghèo khó rách nát nhưng chẳng vì thế mà trăng chê người bần hàn. Hồi đó con người đang lâm vào những tình cảnh chớ trêu.
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ”
Con người trước những cuộc đời lắm bất công vẫn giữ cho mình được những phẩm chất quý giá thật khiến cho con người cảm thấy đáng quý biết bao. Liệu giữa những dòng đời như thê có mất người được hồn nhiên trong sáng như cây cỏ. Cuộc đời con người cũng lắm lúc khó khả nhưng cũng có khi sung sướng.
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Đâu còn nữa những vầng trăng vàng đã trở thành tri kỉ không thể thiếu được đối với người chiến sĩ. Chiến tranh đã đi qua những năm tháng khó nhọc sống trong rừng cũng đã qua. Tác giả đã kết thúc đầy khó khăn và gian khổ trở về với thành phố với ánh điện sáng choáng. Vầng trăng vẫn chung thủy với con người vẫn đều đều hẹn người tri kỉ vào mỗi buổi tối nhưng con người đã bao lần lỡ hẹn để rồi quên mất ánh trăng khiến ánh trăng cô đơn trở thành người dưng qua đường. Bao nhiêu kỉ niệm đẹp với ánh trăng vậy mà người lín đã vội vàng quên đi trong nháy mắt bởi ánh đèn xa hoa hào nhoáng. Con người đã coi trăng như người dưng nước lã như chưa bao giờ que biết chưa bao giờ gặp mặt. Dường như ánh trăng cũng đang muốn nhắc nhở con người nhớ đến ngõ nên đã lồng qua những tường rào để len lỏi vào ngõ để cho thi nhân nhình thấy nhưng thi nhân dương như cũng đã không còn nhớ ánh trăng trước kia nữa. Đây cũng chính alf những lời tự trách mình của chính tác gải đã quên ánh trăng đã không nhớ đến trăng đã để cho trăng đơn côi cui cút lẻ bóng.
“Ngửa mặt nhìn lên trăng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”
Một phút nhớ lại chuyện xưa nhớ lại lỉ niệm nhớ lại vầng trăng tri kỉ thi nhân nhìn lên trăng và đã thấy những kí ức trước kia, nó lại chợt ùa về xốn xang. Trăng đó là những kỉ niệm thật hạnh phúc, trăng đó chính là tuổi thơ êm đềm không thể nào quên được, trăng là chiến khu là chiến trường khốc liệt, trăng là sông là rừng là hình ảnh những đồng chí chiến sĩ anh em. Trăng! Đó là những vui buồn – hạnh phúc, những đắng cay ngọt bùi một thuở. Thế mà lòng người đã sớm quên mau để bây giờ chợt giật mình, chợt sực tỉnh, xót xa ân hận, để phải rưng rưng không nói thành lời.
Lại một lần nữa hình ảnh trăng được nhân hóa. Đó không phái là mặt trăng bình thường nữa. Đó là khuôn mặt của một người bạn đã từng tri kỷ với những người đang sống, đang hiển hiện trước trăng. Qua bao nhiêu biến động thăng trầm, người bạn ấy vẫn thủy chung son sất, bao dung độ lượng, nhân ái như thuở nào.
Nhà thơ Nguyễn Duy đã tìm được một điểm nhìn vừa thông minh vừa sắc sảo; tinh tế mà cụ thể, chi tiết. Tại sao không phải là trăng chênh chếch; trăng xa xa hay trăng lấp ló mà lại là trăng trên đỉnh đầu để phải ngửa mặt lên nhìn mặt? Và rồi cuối cùng trăng lại trở về với quá khứ dản dị vốn thuộc về nó.
“Trăng cứ trăng vành vạch
kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trăng bao dung nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc trong thái độ “im phăng phắc” hay đó là sự nghiêm khắc của tác giả với chính mình, sự nghiêm khắc của một con người có lương tâm, biết giật mình phản tỉnh. Cái giật mình ở cuối bài thơ mang một ý nghĩa sâu sắc đậm chất triết lý nhân bản. Giây phút đối diện với trăng là thời khắc nhà thơ ngộ ra lẽ sống và hoàn thiện mình.
Kết luận: Cảm nhận về bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Tác phẩm như là một bào học đối với chúng ta đừng mau chóng quên đi những kỉ niệm xưa kia. Tác phẩm như một lời khuyên của tác giả đối với người đọc và cũng là đối với chính mình. Chiến tranh đã qua đi thế hệ trẻ chúng ta không phải sống trong thời khắc gian khổ đó vậy nên chúng ta cần phải có thái độ trân trọng biết ơn đối với những người đã đem lại độc lập cho chúng ta như ngày hôm nay.
Theo Nhungbaivanhay.vn