Hướng dẫn soạn bài Cô Bé Bán Diêm của An-đéc-xen Ngắn gọn
Bạn đang học tới bài “cô bé bán diêm ” của An-đéc-xen và cần soạn bài, bạn đã tìm đúng chổ rồi đấy, vanhaychutot.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn qua bài viết sau:
Tác giả
Hanx Cri-xti-an An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn. Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông (Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,… ) cũng luôn được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có ViệtNam) hoan nghênh nhiệt liệt. Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình thương yêu và lòng công bằng. Còn trứng nước, người độc giả tí hon thấy ở truyện An-đéc-xen cái thế giới tưởng tượng xa xôi có yêu tinh nhưng cũng có nàng Tiên, và sớm biết rằng kẻ ác dù oai tợn đến đâu rồi cuối cùng cũng cứ lăn chiêng đổ nhào. Lớn dần lên, tưởng tượng dồi dào hơn, người bạn đọc sẽ thấy nhân vật là những người cố gắng vượt khó để tiến gần lên công lí và nhích mãi tới chân lí. Đứng tuổi rồi thì người bạn đọc sẽ thấy ở truyện ngắn đó bừng lên những kinh nghiệm về lẽ đời và đạo người, thấy cái triết lí sinh động của sự sống, và cái lí giải chân xác về cuộc sống. ở người độc giả lớn tuổi, An-đéc-xen đã biết tỉnh gợi được lại cái phần hồn nhiên trong trắng vẫn đọng chìm, đánh thức lại những cái bồng bột chân chất của tuổi măng trứng để mà đối soi vào thực tế phiền phức.
[…]An-đéc-xen là một văn hào nổi tiếng trong nước, và danh vang ra nhiều nước ngoài như Nga, Đức, Thuỵ Điển, Anh, Pháp, Mĩ,… Lúc sống đã như vậy và sau lúc nằm xuống, lại càng lừng lẫy. Sinh thời, An-đéc-xen là bạn thân của Hen-ri Hai-nơ nước Đức, Vích-to Huy-gô nước Pháp, Sác-lơ nước Anh; M. Goóc-ki là người rất thích truyện ngắn An-đéc-xen. An-đéc-xen đã nói: “Tôi rất sung sướng thấy tác phẩm của tôi được đọc nhiều ở nước Nga vĩ đại và hùng cường mà tôi đã hiểu phần nào về văn học súc tích từ Ka-ra-ma-din, Pu-skin đến những thời cận đại”. Tự hào về cái phần của Tổ quốc Đan Mạch mình đóng góp vào văn học thế giới, Ăngđecxen rất tha thiết với những thành quả của các nền văn học các nước. An-đéc-xen đã được dịch ra từ lâu rồi ở trên thế giới, trong khối dân chủ và cả ở nhiều nước tư bản. Riêng ở Liên Xô, đã dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, xuất bản 190 lần gồm hơn 7 triệu cuốn, đã phổ nhạc cho kịch viện thiếu nhi, các hý viện soạn truyện thành kịch, và đài truyền thanh có những buổi phát thanh cho trẻ em Liên Xô và dành riêng cho các truyện An-đéc-xen
Cô bé bán diêm
Tác phẩm
Tóm tắt:
Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Xác định 3 phần của văn bản
– Phần 1: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
– Phần 2: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng (trọng tâm)
– Phần 3: Cái chết thương tâm của em bé
Phần 2 có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm. Bốn lần đầu, mỗi lần quẹt 1 que diêm. Lần thứ 5 quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
Câu 2:
– Hoàn cảnh cô bé bán diêm: Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng không may qua đời. Nhà nghèo, sống “chiu rúc trong một xó tối tăm”, “trên gác sát mái nhà”… Bố “khó tính”, em “luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. Phải đi bán diêm để kiếm sống.
– Truyện được đặt vào bối cảnh đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt. Em bé “ngồi nép trong một góc tường…” mong cho đỡ lạnh, nhưng không ăn thua gì!
– Các hình ảnh tương phản:
+ Em đói mà trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
+ Hình ành “cái xó tối tăm” em sống chui rúc với bố hiện nay và “ngôi nhà xinh xắn…” năm xưa khi bà nội em còn sống.
Câu 3:
– Thực tế và mộng tưởng xen kẻ với nhau. Khi que diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu óc em bé: lò sưởi, bàn ăn, ngỗng quay… cây thông Nô-en với hàng ngàng ngọn nến sáng rực, bà nội em mìm cười, hai bà cháu bay lên trời.
– Khi que diêm tắt là em bé trở về với thực tại: lò sưởi biến mất, trước mắt là bức tường lãnh lẽo, “tất cả những ngọn nến (…) biến thành những ngôi sao trên trời.
– Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt hợp lý. Vì rét, nên em mộng tưởng đến lò sưởi, sau đó em mộng tưởng đến bàn ăn vì em đang đói, mà sau các bức tường kia, mọi nhà đang đón giao thừa, vì đón giao thừa nên “Cây thông Nô-en hiện ra, đến đây em nhớ có khi em đã từng được đón giao thừa, khi bà còn sống, thế là xuất hiện hình ảnh bà em.
– Các mộng tưởng: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô- en gắn với thực tế. Con ngỗng quay, hai bà cháu bay lên trời thuần túy chỉ là mộng tưởng.
Câu 4:
Phát biểu cảm nghị của em về “Cô bé bán diêm” nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng:
– Em bé thật tội nghiệp. Người đời đối xử vởi em quá lạnh lùng, chỉ có mẹ và bà thương yêu em, nhưng đã qua đời. Cha em vì nghèo khổ quá nên đối xử với em thiếu tình thương, khách qua đường không đoái hoài đến lời chào hàng của em nên em không bán được bao diêm nào… Những người nhìn thấy thi thể em vào sáng ngày mồng một Tết cũng lạng lùng như thế.
– Trong cái xã hội thiếu tình thương, nhà văn An- đec- xen đã viết truyện này với tất cả niềm thông cảm, thương yêu đối với em bé bất hạnh. Kết thúc tưởng như có hậu nhung rõ ràng truyện Cô bé bán diêm và phần cuối của nó là “một cảnh thương tâm”.
Sưu tầm tại hoc24