Hướng dẫn soạn văn Thương vợ của Trần Tế Xương đầy đủ chi tiết nhất


Hướng dẫn soạn văn Thương vợ của Trần Tế Xương đầy đủ chi tiết nhất

Hướng dẫn

Thương vợ là tâm sự của tác giả Tế Xương về người vợ tần tảo, hi sinh cả cuộc đời vì chồng vì con. Để hiểu một cách cụ thể và chi tiết nhất về nội dung cũng như những đặc sắc của bài thơ này, các bạn hãy cùng tham khảo hướng dẫn soạn văn Thương vợNhungbaivanhay.vn giới thiệu dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu về bài thơ Thương vợ

Câu 1: Cảm nhận của anh ( chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu ( chú ý những từ ngữ có giá trí tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo)

– HÌnh ảnh bà Tú thể hiện qua bốn câu thơ đầu

+ Thời gian: “ quanh năm” đó là thời gian dài, ngày qua tháng lại, hết ngày này đến ngày khác bà Tú đi buôn bán

+ Mom sông: địa điểm buôn bán ở bà Tú đó là phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường tụ tập buôn bán. Bà ngồi ở mom sông đó.

+ Công việc: buôn bán. Đây là công việc vất vả, bấp bênh. Ngày bán được, ngày không bán được hàng. Nhưng công việc khó khăn là vậy nhưng bà vẫn “ nuôi đủ năm con với một chồng”. Để cho thấy rằng bà Tú vô cùng đảm đang. Tác giả để trong một câu thơ và dùng từ “ nuôi” con nhưng bên cạnh đó là nuôi chồng để thấy được sự mỉa mai của tác giả. Bà Tú khổ nhiều bề không chỉ vất vả nuôi năm đứa con mà lại thêm cả ông chồng đang ôn thi cử.

Xem thêm:  Đọc truyện Tấm Cám, em suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong cuộc đời xưa nay?

+ Hình ảnh “ lặn lội thân cò” là một hình ảnh quen thuộc trong ca dao để nói đến số phận và thân phận người phụ nữ. Con cò biểu tượng cho người nông dân cho sự cần cù, chịu khó, tần tảo

Bài liên quan đến bài thơ Thương vợ:

>>Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương

>>Giới thiệu về bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

>>Cảm nhận về hình ảnh bà Tú thông qua bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

Câu 2: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú

– Hết lòng vì chồng vì con, đảm đang “ Nuôi đủ năm con với một chồng”

– Chăm chỉ kiếm sống mà không dám kêu ca “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

– “ một duyên, hai nợ âu đành phận” bà ý thức được duyên phận vợ chồng để chấp nhận sự khó khăn vất vả “ âu đành phận”

– Bà cũng không dám kêu ca khó khăn trải qua” năm nắng mười mưa” bà chấp nhận điều đó để nuôi chồng nuôi con. Chờ ông đỗ đạt làm quan. Bà chấp nhận sự hi sinh, coi sự vất vả đó là trách nhiệm của bản thân vậy nên bà “ dám quản công”

Câu 3: Lời “ chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

– Tú Xương đã cất lên tiếng chửi chính bản thân mình:

Xem thêm:  Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của tác giả Kim Lân

“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Ông tự chế giễu bản thân mình. Ông hận thói đời ăn ở bạc bẽo, ông hận bản thân mình khi là người đàn ông mà không gánh vác được gia đình mà làm khổ vợ, khổ bà Tú phải chịu nuôi năm con và cả người chồng vô tích sự, ăn bám.

Câu thơ thể hiện sự thương vợ, và song cũng là câu thơ thể hiện sự ý thức trách nhiệm của bản thân ông Tú – người chồng trong gia đình. Ông đã không làm tròn trách nhiệm của người chồng, gánh vác trong gia đình nên không cho là mình “ hờ hững cũng như không”. Có chồng cũng như không.

Qua lời chửi này, ta thấy được tình yêu thương vợ của ông Tú. Thương vợ vất vả, khó khăn đi buôn bán.

Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ anh ( chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

– Nỗi thương vợ của nhà thơ thể hiện:

Trước hết là qua nhan đề của bài “ Thương vợ” nhan đề ngắn gọn mà bộc lộ trực tiếp tình cảm của ông Tú dành cho bà Tú. Đó là tình cảm thương vợ vô bờ bến của ông đối với sự vất vả, khó khăn, nhọc nhằn của bà Tú khi phải một mình gánh vác mọi việc trong gia đình. Giúp cho ông thi đỗ đạt.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) - Văn mẫu lớp 11

Nỗi thương vợ của ông thể hiện qua cụm “ lặn lội thân cò” dùng hình ảnh con cò thể hiện ông hiểu được nỗi vất vả của vợ ông như thế nào. Nỗi vất vả, tần tảo, chịu thương, chịu khó đó như thân cò vậy,

Nỗi thương vợ để hiện ở tiếng chửi mình ở hai câu cuối bài thơ. Ông tự chửi bản thân mình con vô trách nhiệm khi làm chồng còn chưa lo được cho vợ con. Để một mình bà Tú gánh vác hết

=> Qua đó, ta thấy vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương là người thương vợ, cũng có trách nhiệm với gia đình nhưng thời thế không cho phép. Ông cố gắng thi cử làm quan để giúp vợ đỡ khổ nhưng rồi ông vẫn thất bại. Để bà Tú khổ sở, vất vả.

II. Luyện tập

Theo Nhungbaivanhay.vn

Bài viết liên quan