Phân tích thân phận nô lệ tủi nhục và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị vào đêm mùa xuân nghe tiếng sáo
Phân tích thân phận nô lệ tủi nhục và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị vào đêm mùa xuân nghe tiếng sáo
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đánh dấu một bước thành công xuất sắc về đề tài miền núi. Truyện ngắn được in trong tập Truyện Tây Bắc từng được về giải Nhất – Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Viết Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã dựa vào các câu chuyện và con người có thật. Chính nhà văn đã từng tâm sự: "Con người Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá”. Thông qua nhân vật Mị, nhà văn đã tái hiện cuộc sống nô lệ đắng cay của người lao động nghèo Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đương thời, đồng thời phản ánh quá trình thức tỉnh đến với ánh sáng cách mạng, từ tâm tôi vươn ra ánh sáng tự do của con người Tây Bắc. Thành công ấy của tác phẩm gắn liền cùng hình tượng nhân vật Mị. Nhiều nhà phê bình đã nhận xét rất đúng đắn rằng nhân vật Mị là điểm sáng nhất của tác phấm Vợ chồng A Phủ. Mở đầu truyện ngắn, người đọc bắt gặp ngay hình ảnh Mị – cô gái đang ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa nhà thống lí Pá Tra. Lúc nào cũng vậy, dù đang làm công việc gì cô gái này cũng “cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Nhà văn đã đặc tả tư thế một người con gái lúc nào cũng gằm mặt xuống mà không dám nhìn lên hay nhìn xa một chút. Một khuôn mặt xinh đẹp là thế mà chứa chất nỗi u sầu thăm thẳm. Ai ở xa về có việc đến nhà thống lí thấy vậy thường thắc mắc. Nhưng hỏi ra mới biết cô ấy không phải con thống lí mà là vợ của A Sử. Như vậy, Tô Hoài đã hướng sự chú ý của người đọc vào nhân vật Mị để rồi kể lại cuộc đời đầy tủi nhục của cô.
Sinh ra ở đời Mị đâu đã khổ. Cô từng được hưởng những tháng năm hạnh phúc dù trong đói nghèo. Lớn lên, Mị trở thành một thiếu nữ xinh đẹp vừa hát hay lại có tài thổi sáo, từng được bao trai làng mê đắm. Nhiều đêm mùa xuân trai làng đến thổi sáo đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một cô gái xinh đẹp hài hoa như thế lẽ ra phải được hưởng một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng với Mị, những năm tháng ấy thật ngăn ngủi. Cô sinh ra trong một gia đình nhà nghèo và trăm sự cũng khởi đầu từ cảnh nghèo. Vì món nợ truyền kiếp, vì tục cướp người của người Mèo bị lợi dụng mà bỗng chốc người con gái tự do trong trắng biến thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí. Mấy tháng đầu bị bắt về nhà thống lí, đêm nào Mị cũng khóc. Cô thấm thía nỗi tủi nhục của một đời người bị tước đoạt tự do. Đã có lần Mị toan tìm đến chết để giải thoát nhưng rồi vì thương bố mà cô không đành chết. Mị vứt nắm là ngón xuống lẳng lặng quay lại nhà thống lí chẳng khác gì quay lại địa ngục trần gian. Từ đó Mị âm thầm chấp nhận kiếp sống nô lệ. Cô như chẳng còn biết khóc. Suốt ngày suốt tháng Mị cứ quần quật hết việc này đến việc khác. Cô cứ lùi lũi như “con rùa nuôi trong xó cửa”. Cuộc sống của Mị gắn liền với những không gian chật chội, bẩn thiu” đó là tảng đá cạnh chuồng ngựa, là bếp lửa và chúng ta không thể quên hình ảnh căn buồng chật hẹp chỉ có một lỗ cửa sổ vuông bằng bàn tay nhìn ra cứ thấy một màu mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Hình như Mị không còn ý niệm về thời gian. Nói cách khác, cuộc đời đối với cô lúc ấy chỉ như một đêm bất tận. Thậm chí đến khi người bố già chết đi cô cũng chẳng nghĩ đến chuyện rời khỏi nhà thống lí. Chính từ đây truyện ngắn Vợ chồng A Phủ kết án đanh thép tội ác giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi. Bọn chúng đã dựa vào cường quyền, đã lợi dụng thân quyến để áp bức triệt để người dân lao động biến họ thành những nô lệ mê muội. Ngày trước nàng Kiều của Nguyễn Du đã vì chữ hiếu mà hi sinh chữ tình. Giờ đây cô Mị của Tô Hoài có khác gì thế. Mị đành đem tuổi trẻ, đem hạnh phúc tình yêu ra trả món nợ cho nhà giàu. Có thể nói nhân vật Mị chính là nàng Kiều của miền Tây Bắc.
Tưởng chìmg trong cảnh ngộ tối tâm ấy, Mị đã hoàn toàn chai lì, mê muội đi. Vậy mà trong thẳm sâu cõi lòng người phụ nữ ấy vẫn âm thầm nỗi nhớ những tháng ngày hạnh phúc thời Tuổi trẻ, vẫn khát khao được đổi đời. Nỗi nhớ ấy, khát vọng ấy như đốm than hồng vùi sâu để khi gặp những ngọn gió sẽ bùng lên thành ngọn lửa. Ngọn gió đầu tiên khơi dậy sức sống tiềm tàng trong Mị chính là tiếng sáo gọi bạn tình vào đêm mùa xuân ấy. Khi mùa xuân tới, núi rừng Tây Bắc rạo rực hồi sinh với muôn màu hoa lá. Trên những tảng đá ở bãi cỏ rộng, các thiếu nữ Mèo bắt đầu đem váy hoa ra phơi. Những chiếc váy xòe ra như muôn cánh bướm sặc sỡ. Tối đến các chàng trai bắt đầu thổi sáo gọi bạn tình. Lúc ấy Mị đang ngồi trong buồng nghe tiếng sáo từ xa vọng tới. Tiếng sáo gọi bạn tình cứ lúc gần lúc xa lúc rõ lúc không, lúc trầm lúc bổng dìu dặt vọng tới Mị. Nghe tiếng sáo, lòng Mị thiết tha, bồi hồi. Cô ngồi nhẩm thầm bài hát người đang thôi sáo, những năm trước đây đã có nhiều chàng trai thổi sáo bài hát ấy tìm đến Mị.
Lúc này xung guanh Mị đang rất ồn ào. Mọi người trong nhà thống lí vừa ăn xong bữa cơm tết cúng ma đang tụ tập bên bếp lửa la hét khua chiêng ầm ĩ và uống rượu. Nhìn mọi người như thế Mị nghĩ ngày tết Mị cũng uống rượu. Cô đến góc lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát. Hành động uống rượu của Mị chính là phản ứng từ sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy. Điều ấy chứng tỏ ý thức về quyền làm người, quyền bình đẳng đang xuất hiện trong Mị. Mị cứ uống như thế trả thù lũ người độc ác kia, cho bõ tức bõ hờn bấy lâu nay.
Uống rượu đến say, Mị cứ ngồi trơ giữa nhà không biết mọi người đã về hay đi chơi cả. Mị im bặt ngồi đây mà thả lòng Sống về quá khứ. Cô chợt nhớ lại những đêm mùa xuân như thế này được thổi sáo đi chơi và ngày đêm bao người đã thôi sáo đi theo Mị. Mùa xuân này, Mị lại thổi sáo bên bếp lửa. Cô uốn chiếc lá trên môi thổi cũng hay như thổi sáo. Tiếng sáo cứ đánh thức ý niệm về thời gian của Mị. Đột nhiên MỊ thấy phơi phới trở lại, lòng vui sướng như những đêm tết năm nào “Mị còn trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Nhịp điệu lời văn có cái gì gấp gáp thôi thúc sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy trong lòng người con gái ấy. Nhà văn không đứng từ bên ngoài để miêu tả, tường thuật mà nhập hồn vào nhân vật để viết ra. Vừa nảy ra ý định đi chơi, Mị chợt nhớ lại thân phận đắng cay của mình lúc này. Ai cho mình đi chơi đây? So sánh giữa quyên hạnh phúc chính đáng với thực tại tủi nhục, một lần nữa Mị lại muốn chết. Lần muốn chết này là để tự giải thoát nhưng phải chăng đó cũng là nhận thức thấm thía hơn về quyền sống và thực tại.
Trong tâm trạng chập chờn nửa tỉnh, nửa mê, đầu óc cứ “rập rờn tiếng sáo”, Mị đến góc nhà lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Bên trong hành động ấy thể hiện chiều sâu nội tâm của nhân vật trong những giờ phút đặc biệt. Bấy lâu nay Mị có bận tâm gì đến bóng tối hay ánh sáng xung quanh mình đầu. Cô đã quen với căn buồng này, đã xem cuộc đời mình như một đêm dài thăm thẳm. Nhưng có lẽ lúc này Mị không thể chịu nổi bóng tôi ngột ngạt vây quanh mình nữa. Thắp sáng thêm căn phòng hay là Mị đang muốn thắp sáng lại cuộc đời mình?
Đúng lúc ý định phản kháng trong Mị trỗi dậy mạnh mẽ nhất thì bị phũ phàng chặn đứng. A Sử đã trói cô vào góc buồng tôi bằng cả thúng sợi đay. Thế mà thật kì lạ, ngay khi bị hành hạ dã man đến thế mà sức sống của Mị vẫn tiềm tàng, đâu có lụi tắt. Thân thể bị trói chặt mà tâm hồn cô vẫn đi theo tiếng sáo gọi bạn tình. Mị nửa sống với thực tại, nửa sống với quá khứ. Có lúc cô quên mình đang bị trói định vùng bước đi nhưng sợi dây trói nghiệt ngã ấy kéo Mị về thực tại. Cô thôn thức nghĩ thân phận mình không bằng con ngựa. Đã lâu lắm rôi đêm nay Mị mới khóc. Và những giọt nước mắt không thể nén nôi bởi thấm thía cánh ngộ éo le của mình. Cả đêm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc lại nồng nàn, da diết nhớ.
Cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ đã tạo nên tình huống ấy và cơ hội ấy. Nó tiếp tục đẩy mạnh sức sống trong tâm hồn cô Mị. Đó là vào một đêm trời lạnh, Mị không ngủ được, thức dậy đốt bếp lửa sưởi. Ngòi bút của Tô Hoài đã dõi theo và diễn tả chân thực từng bước tâm trạng của Mị. Lúc đầu MỊ tỏ ra hờ hững, dửng dưng trước chàng trai khốn khổ ấy. Chuyện sống hay chết của người kia có liên quan gì đến mình. Nhưng sự thật quá tàn nhẫn, tội ác của Pá Tra lên đến đỉnh điểm khiến cho Mị cầm lòng không được. Lúc MỊ hé mắt trông sang, thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Kí ức khổ đau của chính Mị thức dậy. Mị nhớ lại một năm về trước, mình cũng bị trói đứng như thế này, cũng những dòng nước mắt không sao lau được… Niềm đồng cảm giữa hai số phận nảy sinh rất tự nhiên. Tiếng nói từ trong tâm khảm đột ngột bật ra: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết […]. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét…". Mỗi lúc tiếng lòng Mị thêm quặn thắt, thêm dồn dập. Đây là giây phút lóe sáng trong tâm hồn người đàn bà nô lệ này. Mị đã cởi trói cho A Phủ và cùng anh chạy trốn. Đây tuy là hành động bộc phát nhưng nó đã tạo ra một bước ngoặt đấy ý nghĩa và phù hợp với quy luật phát triển của cuộc sống: Có áp bức có đấu tranh, “tức nước thì vỡ bờ”. Và nó cũng là đỉnh điểm biêu hiện sức sống của nhân vật này.
Nhân vật MỊ chịu nhiều gánh nặng cuộc đời nhưng vẫn tiềm tàng sức sống bởi cô luôn luôn khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc, quyền được làm người. Chính những khát vọng này khiến cho người con gái đau khô có tình thương và táo bạo dám cởi trói xiềng xích đày đọa của mình, tháo cũi sổ lồng để thoát khỏi cuộc sống nô lệ, thóat khỏi “thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” (Chế Lan Viên).
Có thể nói, ngòi bút Tô Hoài đã hết sức nâng niu từng diễn biến tâm lí, từng bước trỗi dậy trong tâm hồn MỊ. Nhà văn đã tái hiện chân thực và sinh động cuộc hành trình tư đau khổ tâm tối vươn ra hạnh phúc, ánh sáng của những người dân lao động vùng cao Tây Bắc. Nhà văn đã biết đặt niềm tin vào họ đã đứng về phía họ những con người đau khổ để tố cáo chế độ giam hãm dầy đọa con người về tinh thần, vật chất – để khẳng định sức sống của con người mà tiêu biểu là Mị với ngòi bút thấm đẫm chất hiện thực và nhân đạo. Qua nhân vật MỊ, Tô Hoài đã giúp người đọc hiểu rằng: Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu sẽ chuyển hóa thành hành động phản kháng táo bạo ở những nạn nhân của giai cấp thống trị. Chính họ sẽ đứng lên chống lại cường quyền áp bức, chống lại mội sự chà đạp, lăng nhục của kẻ thống trị để cứu lấy cuộc đời mình.