Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao


Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Bài làm

Nam Cao được biết đến là một trong những nhà văn hiện thực lớn, tiêu biểu của thế kỷ XX. Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX.

Trước cách mạng tháng 8, ông tập trung viết ở hai đề tài. Thứ nhất là viết về những người tri thức nghèo như những nhà văn, những viên chức nhỏ có học thức, có ý thức sâu sắc về cuộc sống, có nhận thức rõ rệt về nhân phẩm, sống có lý tưởng nhưng lại bị gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến cho tinh thần cùng ngày càng kiệt quệ. Cuộc sống có nhiều sự mông lung, bế tắc. Và thứ hai là viết về những người nông dân. Nhà văn đã không ngần ngại mà có cái nhìn rất trực diện, rất hiện thực về cảnh sống của người nông dân nước ta trong xã hội trước. Bị xô đẩy bởi các thế lực hèn hạ, bị đối xử bất công. Nhà văn đã đi sâu vào miêu tả tâm lý nhân vật, khẳng định cái thiên lương, trong sáng vốn có của người nông dân dù hoàn cảnh bị dòng đời xô đẩy đến mức nào đi nữa.

Trong những sáng tác viết về đề tài nông dân, Chí Phèo được coi là một trong những tác phẩm hay nhất, có độ phổ biến với công chúng bạn đọc sâu rộng nhất của nhà văn Nam Cao. Truyện thể hiện được phong cách viết truyện độc đáo của Nam Cao, khắc họa thành công một mảng màu của xã hội phong kiến xưa, người nông dân nghèo bị tha hóa, muốn sống một cuộc đời lương thiện cũng khó khăn vô cùng.

Chí Phèo là nhân vật chính, nhân vật trung tâm và cũng là nhân vật thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Chí Phèo có một cuộc đời nhiều bi kịch, bi kịch ngay từ nhỏ khi còn đỏ hỏn đã bị bỏ rơi: “Một sáng tinh sương, một anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ. Anh ta rước lấy đem về cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, mãi năm 20 tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến”. Cuộc đời của Chí là hành trình của những chuyến đi như vậy đó. Đi đến đâu là thấy thấm thía cái gọi là mái ấm, là hạnh phúc gia đình đến đó nên Chí luôn mang trong mình khao khát và ước mơ về cuộc sống có một mái nhà, có vợ và những đứa con, cuộc sống chỉ cần giản dị thôi nhưng ấm áp nghĩa tình là mãn nguyện rồi. Chí tưởng rằng dừng chân làm thằng đầy tớ của nhà Bá Kiến vài năm tích vốn liếng để thực hiện những dự định tương lai, ai dè tay trắng hoàn trắng tay, lại khiến mình phải trả giá cho cả phần đời còn lại.

Xem thêm:  Chất thơ trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Chí Phèo hiền lành, làm ăn lương thiện lại trai tráng, sức vóc ngời ngời, thiệt thòi cho Chí là lại lọt vào mắt xanh của bà ba Bá Kiến vốn tính lẳng lơ. Chuyện này đến tai lão Bá Kiến, cơn ghen nổi lên, lão cho Chí vào tù một cách oan uổng. Sau 8 năm được nhà tù phong kiến thực dân mài dũa rồi quẳng ra thành một kẻ không khác gì lưu manh chợ búa. Chí muốn hòa nhập lại với dân làng Vũ Đại, nhưng chỉ cần nhìn thấy Chí thôi họ đã sợ rồi. Chí đau đớn cho thân phận mình, ngộ nhận được kẻ đẩy mình xuống đống bùn lầy này, tìm Bá Kiến trả thù nhưng không ngờ lại bị lão chơi lại, chỉ vì vài đồng tiền lẻ trở thành kẻ tay sai cho hắn, tiếp tay cho hắn phá hoại hạnh phúc của biết bao gia đình. Từ một kẻ hiền lành, lương thiện Chí dần tha hóa, biến chất đến nỗi không ai nhận ra, trở thành một tên quái vật chuyên rạch mặt ăn vạ, chả ngán cái gì ở đời. Hắn cũng biết như vậy là khốn nạn, đẩy hắn vào sự khốn cùng bị đẩy đến con đường lạc loài, một mình một thế giới, hắn chửi, rồi chìm vào trong những cơn say triền miên. Chí Phèo đã không còn là con người nguyên sinh nữa, tâm hồn hắn bị sai sạn hết cả.

Cuộc đời Chí Phèo chỉ thấy được chút ánh sáng trong những ngày gặp gỡ Thị Nở. Thị Nở với tình yêu thương Chí một cách chân thành cùng bát cháo hành ấm nóng đã sưởi ấm trái tim Chí, đánh động con lương thiên lương vốn tồn tại trong Chí, dẫn Chí về với cuộc đời thực, biết nghĩ cho tương lai, nhớ về quãng đời tươi đẹp trong quá khứ. Chí đã có ý thức thay đổi bản thân để sống với những điều tốt đẹp mà Chí muốn thay đổi. Tuy nhiên, đời không như mơ, Chí Phèo lại bị cự tuyệt. Chí đau đớn khôn cùng, nhận ra chuyện không con gì để níu kéo, để mất trong cuộc sống này nữa. Chí thực sự bế tắc, nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến, Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Chí Phèo thực sự bị đẩy đến bước đường cùng không lối thoát.

phan tich nhan vat vu nuong trong chuyen nguoi con gai nam xuong - Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Trong tác phẩm, duy nhất thấy được sự trong sáng của thiên lương từ nhân vật Thị Nở. Thị Nở lại là một tác phẩm đẽo gọt sơ sài của tạo hóa. Thật sự không công bằng với Thị khi sinh ra mang cái phận mả hủi. Lại bị người đời gắn cái mác có vẻ đẹp “ma chê quỷ hơn”, tính cách hơi dở dở, bị xã hội xa lánh nhưng lại có tấm lòng thiên lương trong sáng. Thị có bao giờ biết nghĩ xấu về ai, Thị đến với Chí Phèo bằng một tình cảm thanh thuần nhất, tình yêu thương chân thành cùng sự ấm nóng của bát cháo hành mà Thị dành cho Chí đã sưởi ấm trái tim Chí, giúp Chí thức tỉnh và có sự giác ngộ. Thị Nở là một con người mà người khác nghĩ Thị là đồ bỏ đi, nhưng thực chất tấm lòng và nhân cách của Thị sáng ngời vô cùng, cao khiết vô cùng, đáng quý, đáng trân trọng vô cùng.

Xem thêm:  Suy nghĩ của anh chị về lòng dũng cảm

Trong tác phẩm cũng khắc họa một nhân vật, đầu sỏ của những trò mưu mô, xảo trá. Công đầu với những trò bẩn thỉu đẩy biết bao số phận đến nghịch cảnh tối tăm – đó chính là lão cáo già Bá Kiến. Trong câu chuyện, Bá Kiến cũng là nhân vật chính, ngoài mặt ngọt nhạt với Chí Phèo, nhưng sau lưng lại dùng biết bao những thủ đoạn hèn hạ để đẩy Chí Phèo xuống vũng bùn lầy. Bá Kiến đã xuất hiện khi Chí Phèo đang bị say rượu và giữ khuôn mặt của mình là một kẻ tốt bụng và giàu lương tri hết phần thiên hạ. Bằng những thủ đoạn nham hiểm của mình, hắn đã biến Chí Phèo trở thành tay sai của hắn, tiếp tay cho hắn lũng loạn thêm làng Vũ Đại. Nhưng bị kịch ở đây là hắn ném đá giấu tay, mọi tội lỗi Chí Phèo phải chịu hết. Hắn thì vừa được tiền, lại vừa củng cố được quyền lực. Bá Kiến là một kẻ đạp đức giả, tiêu biểu cho giai cấp thống trị luôn tìm cách bóc lột, lừa gạt người nông dân. Cuộc đời hắn là những chuỗi ngày về sự lừa lọc và thủ đoạn, đáng khinh bỉ vô cùng.

Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo sâu sắc. Màn trướng về ngôi làng Vũ Đại – cũng là xã hội thu nhỏ của nông thôn Việt Nam từ xưa được phản ánh một cách hết sức chân thành. Nam Cao có tấm lòng thương yêu, trân trọng sâu sắc với những người cùng khổ. Qua việc phân tích các nhân vật trong câu chuyện, có thể thấy rằng Chí Phèo còn mang ý nghĩa nói lên quyền được sống, quyền được làm chủ bản thân của con người. Nhà văn mang đến những suy nghĩ cho người đọc muốn đấu tranh chống lại những thế lực đen tối trong xã hội xưa.

Minh Anh

Bài viết liên quan