Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong không gian phố huyện
Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong không gian phố huyện trong chuyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Hai đứa trẻ một tác phẩm truyện thể hiện rõ nét những phong cách nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam. Trong một tác phẩm truyện nào nhà văn cũng xây dựng cho những nhân vật để làm nổi bật tư tưởng của mình, đồng thời nhân vật đó còn là điểm nhìn của tác giả. Trong những nhân vật Hai đứa trẻ thì nhà văn Thạch lam chọn nhân vật Liên làm điểm nhìn cũng như thể hiện tư tưởng của bản thân mình về cuộc sống. Qua từng thời gian không gian mà tâm trạng của nhân vật Liên thay đổi khác nhau hay đó cũng chính là tình cảm tâm trạng của tác giả.
Trước hết là tâm trạng của Liên khi ngày tàn buông xuống. Hình ảnh những màu sắc, đường nét, âm thanh của buổi chiều khiến cho cái buồn của hồn quê như in đậm vào trong tâm hồn của cô gái trẻ nhưng đầy suy tư ấy. Tiếng trống thu không từng tiếng một văng ra để gọi buổi chiều những hình ảnh của những đám mây màu hồng xuất hiện. Có thể nói rằng hình ảnh của hoàng hôn không giống với những hoàng hôn trong văn thơ ta thường gặp. Đó là một bóng chiều không nói đến mặt trời lặn thế nhưng qua hình ảnh những áng mây kia thì người ta cũng đủ biết Thạch lam muốn miêu tả cái gì. Trên nền áng mây ấy những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Thế rồi trong gian hàng trọ của nhân vật Liên nhưng tiếng ếch nhái nghe văng vẳng như ở ngoài đồng vọng vào. Thế rồi những con muỗi trong gian hàng thấy bóng tối cũng bủa vây ra đi hút máu cứ vo ve vo ve. Trước những giờ khắc ngày tàn ấy Liên không hiểu sao nhưng thấy lòng mình buồn man mác. Hơi đất bốc lên đó chính là cái mùi đát mà chỉ có phố huyện này mới có và phải chăng chính sự nghèo nàn tàn tạ với những kiếp người lam lũ nơi đây đã khiến cho Liên buồn man mác. Nhà thơ Nguyễn Du từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng ở đây thì ngược có lẽ chính những dâu hiệu buồn bã của bức họa đồng quê đẹp nhưng đượm buồn kia lại tác động đến tâm trạng của nhân vật Liên khiến cho cô buồn man mác.
Không những thế tâm trạng của Liên còn được thể hiện rõ trong bức tranh thiên nhiên khi chợ tàn. Ngày tàn kéo theo phiên chợ cũng tan, những người buôn bán còn đứng lại hồi lâu nói chuyện gì đó với nhau, có lẽ là nói về một ngày bán hàng. Cuộc sống hiện lên tuy nghèo nhưng lại thấy dân dã đầy yêu thương. Và khi ấy những đứa con nhà nghèo lom khom đến nhặt nhạnh những thanh nữa thanh tre còn sót lại trên mặt đất để có thể vẫn dùng được. Hình ảnh của những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị và những hình ảnh của những đứa trẻ kia đã khiến cho Liên thấy buồn. cô buồn vì bản thân mình cũng không thể giúp đỡ cho những đưa trẻ kia. Ở đây ta thấy được tấm lòng thương người của cô gái ấy, tuy vẫn chỉ còn là một đứa trẻ nhưng cô lại có những suy nghĩ giống như một người lớn.
Đến khi đêm đến những hình ảnh của cuộc sống ban đêm thu vào mắt Liên khiến cho cô càng buồn hơn. Nhưng có lẽ cái buồn ấy cũng diễn ra hàng ngày cho nên Liên đã quen rồi.
Thứ nhất là hình ảnh của màn đêm trên phố huyện. Khi chợ tàn đi đêm bắt đầu buông xuống. Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên trõng ngắm nghía nơi ở của mình. Tất cả những hoạt động đều được Liên quan sát bằng một tình cảm yêu thương trân trọng vùng quê hương của bản thân mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối nơi đây. Như chúng ta đã biết thì nhà văn Thạch Lam đã sử dụng nghệ thuật lấy ánh sáng để tả bóng tối ở đây. Liên mơ màng ngồi trên chiếc chõng mà ngắm cảnh tượng ấy, dường như Liên đã đưa mắt đi khắp nơi để tìm kiếm những nguồn sáng trên không gian phố huyện. Có thể nói rằng đó là những hột sáng, những khe ánh sáng từ ngọn đèn, phên nứa khiến cho cát cũng hiện lên lóng lánh như những hạt vàng. Thế rồi đó còn là ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh thế nhưng không xua được bóng tối của màn đêm. Khi đêm đến cả phố huyện chìm trong một màn đêm không đáy. Và có lẽ Liên đã cảm nhận được, trong cô vẫn là một cảm giác mơ hồ buồn.
Thế rồi con người xuất hiện, nào là mẹ con chị Tý với chõng nước để mở thêm. Ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình nhà bác Sẩm với hình ảnh manh chiếu rách và hình ảnh đàn bầu, đứa con bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở để đi cũng đi đến. Liên cảm nhận được tất cả sự cố gắng cua mọi người để sống. Đặc biệt Liên thể hiện tình thương của mình vớ bà cụ Thi điên. Ngày nào bà cũng đến quan mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Liên rót đầy rượu cho bà cụ, Liên không nói gì về hành động của cụ nhưng dường như ta cảm nhận thấy một điều đó là Liên đang thương cụ ấy.
Thế rồi con người nơi đây đợi tàu đêm đến để kiếm thêm chút gì đó. Chị em liên cũng thao thực chờ. Tất cả mọi người đều mong chờ tàu đến hôm nào cũng thế đợi cho bằng được mới thôi. Đối với những người ở đây thì họ mong muốn bán thêm được gì đó nhưng đối với chị em Liên thì là mong muốn hồi tưởng lại những kỉ niệm xưa. An đã ngủ rồi, Liên cứ ngồi trên chõng mong đợi thao thức.
Khi tàu đến vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt của những người nơi đây. Họ mong tàu như mong một tương lai tươi sáng hơn còn chị em Liên đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Có thể nói rằng Liên đang tìm đến những niềm vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về chính vì thế mà cô luôn trân trọng và muốn nhìn thấy nó qua hình ảnh đoàn tàu.
Như vậy qua đây ta thấy nhân vật Liên tuy mới là một cô nhỏ nhưng tâm hồn thì giống như một nàng thiếu nữ đã biết suy tư về những gì tốt đẹp xâu xa trong cuộc đời này. Liên có lòng thương những con người nghèo khổ, Liên yêu quá khứ nhưng cũng yêu vùng quê nghèo mà cụ thể là phố huyện nơi đây. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên nhà văn muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thức chua xót ấy nhưng vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng.