Tập làm văn 6 đề 11: kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà emquý mến.
Tập làm văn 6 đề 11: kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà emquý mến.
Hướng dẫn
Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo
YÊU CẦU
- Đề yêu cầu là kể chuyện về thầy (cô) giáo mà em quý mến. Mỗi em có thể tuỳ theo tình cảm cá nhân mà lựa chọn các nhân vật, sự việc để kể lại. Tất nhiên đây phải là ngừời thầy (cô) giáo với những sự việc, hành động đáng nhớ, gây ấn tượng sâu sắc cho em.
- Ấn tượng của mỗi ẹm về các thầy (cô) giáo chắc muôn hình, vạn trạng. Điều quan trọng là em biết lựa chọn được các sự việc, con người cụ thể, tiêu biểu, có ý nghĩa, có sức lôi cuốn người đọc để kể lại.
DÀN BÀI
MỞ BÀI
- Giới thiệu nhân vật (thầy giáo hay cô giáo) mà em quý mến.
- Câu chuyện mà em định kể về thầy (cô) giáo đó.
THÂN BÀI
Tuỳ kinh nghiệm, vốn sông, cảm xúc của mỗi người viết mà các em có the lựa chọn đối tượng để kể. Có thể kể theo hai cách:
- Cách kể theo chuỗi các sự việc liên quan đến nhân vật:
+ Kể vê diện mạo, lai lịch của nhân vật.
+ Kể về những sự việc, hành động của nhân vật.
- Cách kế một câu chuyện đặc biệt về nhân vật:
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
KẾT BÀI
Nêu cảm nghĩ về nhân vật.
Xem thêm Tập làm văn 6 đề 12: Kể về một cán bộ lớp em tại đây.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Bài 1
NỤ CƯỜI THẦY TÔI
Thầy là thầy giáo đầu tiên và duy nhất của lớp chúng tôi trong năm học này. Thầy tôi tên Đình, chỉ riêng tên gọi thôi cũng gợi cái gì đó về vóc dáng. Thật vậy, thầy rất cao. Đứa nào cao nhất lớp đứng cũng chỉ đến vai thầy.
Thầy hiền nên bọn con gái chúng tôi “thân” thầy lắm. Tiết dạy của thầy, chúng tôi cứ tranh nhau mà phát biểu, đúng hay sai chẳng quan trọng, cắi chính là giơ tay mà được thầy gọi là vui rồi. Không biết ở lớp khác ra sao, còn như ỏ lốp tôi, thầy chẳng tiếc những nụ cười. Thầy cười nhiều nên bọn tôi cũng cười nhiều. Tiết dạy của thầy là tiết học thật sự vui vẻ và thoải mái đối vối chúng tôi.
Mọi việc cứ diễn ra như thế và tiết của thầy vẫn là những tiết học đặc biệt, luôn được chúng tôi mong chò. Thầy vẫn cười khi đứng trên bục giảng, ngồi trên ghế giáo viên và lúc đứng ngay bên cạnh bàn khi chúng tôi viết. Mái đầu điểm những sợi bạc của thầy nghiêng nghiêng bên những mái đầu còn xanh của chúng tôi. Rồi một hôm, tôi bỗng lặng ngưòi khi thầy nở nụ cười – một nụ cười giống như bao nụ cười khác mà thầy đã dành riêng cho lớp chúng tôi. Nhưng vối tôi nụ cười ấy mới thân quen làm sao — nụ cười có lẽ đã bảy năm nay tôi chưa từng được thấy. Nụ cưòi của ông tôi! Chưa bao giò tôi thấy thầy gần gũi với chúng tôi như thế! Thầy mãi là người thầy tuyệt vòi nhất của lớp chúng tôi.
Với riêng tôi, thầy còn tựa như bóng hình của người ông đã khuất…
(Nguyễn Ngọc Diệp, Hà Nội, dẫn theo tạp chí Văn học rà Tuổi trẻ, số 13 (11 – 2006), tr. 51)
NHẬN XÉT
- Bài văn kê theo một chuỗi sự việc..Sự việc, chi tiết, hành động của nhân vật “thầy tôi” được lựa chọn, kể lại giản dị, chân thật, bất ngò và có khả năng gợi cảm cáo. Thầy có dáng người rất đặc biệt – cao như cái cột đình, nhất là nụ cười của thầy. Tình cảm của học sinh dành cho thầy ngộ nghĩnh trẻ con mà vô cùng cạo quý (Thầy hiền nên bọn con gái chúng tôi “thăn” thầy lắm. Tiết của thầy, chúng tôi cứ tranh nhau mà phát biểu, đúng hay sai chang quan trọng, cái chính là giơ tay mà được thầy gọi là vui rồi).
- Bài văn có bô” cục mạch lạc, cân đốì. Văn bản kể theo ngôi thứ nhất — người học trò – nhâri vật “tôi” tự kể về người thầy thân thiết, gần gũi của mình. Lời kể hồn nhiên, giàu cảm xúc.
Bài 2
BỨC TRANH
Tôi không phải là hoạ sĩ, vậy mà tôi luôn khát khao vẽ được một bức tranh. Một bức tranh mà mọi sắc màu của nó luôn ấp ủ, sông động mãi trong tôi…
Tôi còn nhó đó là một buổi tan trường năm tôi học lớp bảy. Tròi mưa. Mưa vào lúc tan trường thật oái oăm. Tôi đứng nép vào cửa phòng bảo vệ, buồn bã nhìn những giọt nưâc mưa rơi xuống từ các mái hiên. Những cái bong bóng như chơi ú tim trên sân trường… Tôi bỗng thấy nhớ mẹ… Mẹ đi công tác đã hơn một năm nay. Nhà chỉ có hai bô” con, bô” tôi bận việc suốt ngày. Bô chẳng bao giò đến đón tôi đâu…
- Nam, em không có áo mưa à?
Tôi ngước nhìn lên, cô Thảo đã dừng xe ngay cạnh tôi.
Cô nhìn tôi rồi lại nhìn vào nơi xa, vào khoảng không đang giăng giăng đầy tròi những giọt mưa.
- Em không chờ được đâu, mưa còn lâu đấy! Thôi lên xe cô đưa em về.
Tôi biết mình thật đoảng, ở nhà, bô” vẫn dặn là luôn luôn phải mang ấo mưa khi đi học, vậy mà tôi vẫn chủ quan. Nhưng tôi không muốn phiền đến cô, tôi muốn mình phải gánh chịu sai lầm của bản thân. Nhưng rồi ánh mắt của cô, ánh mắt không còn nhìn vầo khoảng không xa nữa mà rọi vào tôi, ấm áp như-muốn nói: “Thôi nào, con không chò được đâu, hãy lên xe đi, đừng ngại”. Tôi lên xe. Theo gió, mưa cứ ràn rạt, ràn rạt vào tà áo mưa cô che cho tôi, Tôi thu mình lại và bất giác cảm thấy mình như chú gà con núp trong đôi cánh của gà mẹ. Cái cảm giác được che chở, đùm bọc ấy thật khó qụên! Tôi sẽ mòi cô vào nhà, pha nưốc mời cô uống cho ấm, và nếu bô” về rồi, bố” hắn phải vui mừng, biết ơn cô,… Tôi cứ miên man tưởng tượng ra cái không khí hồ hởi, cảm động trong gia đình khi đón cô, thì xe về đến nhà lúc nào không biết. Nhưng thật tiếc, cô đã không vào nhà. Những giọt nước mưa phả trên gò má cô, theo những món tóc xoã trên trán cô, lăn vào lòng tôi lạnh buốt. Tôi không thể pha nước mòi cô, cô không để cho bô’ tôi cảm ơn cô. Cô vội vã quay xe sau khi chào tôi: “Em vào nhà đi kẻo ướt”. Tôi chào cô và buồn mất mấy ngày với ý nghĩ: “Mình đã làm gì để cô phật ý?”.
Cho tới lúc bọn bạn kháo nhau con cô bị ôm, tôi mới dần hiểu ra sự vội vã của cô, hiểu được cái nhìn của cô vào nơi xa, vào khoảng không mưa giăng giăng đầy trời kia. Chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi từ cái nhìn đó của cô, đã nảy nở niềm khát khao trong tôi: Một bức tranh về cô, về ánh mắt mà mỗi khi nhìn vào, tôi đều nhận ra đó là ánh mắt của người mẹ hiền dành cho đứa con yêu.
(Nguyễn Khánh Nam, Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội, dẫn theo tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 13 (11 – 2006), tr. 52)
NHẬN XÉT
- Bài văn đượe kể theo một chuỗi sự việc. Sự việc, chi tiết, hành động của nhân vật — cô giáo — được lựa chọn, được kê lại giản dị, chân thật, bất ngờ, gỢi cảm.
- Bài văn có bô” cục mạch lạc, cân đốĩ, mở bài và kết bài khá khéo léo. Lời văn trong sáng, tự nhiên.
Bài 3
Đã bôn năm học trôi qua nhưng hình ảnh của cô giáo Linh, người dạy em năm học lớp hai, vẫn không thể phai nhạt trong tâm trí chúng em.
Em còn nhớ, hồi lớp hai, em viết chữ xấu nên ngày nào cô cũng nhắc nhở em luyện viết. Cô bảo:
- Nét. chữ là nết ngưòi, em phải cô” gắng lên,
Thê rồi, cứ mỗi giò ra chơi cô đều bảo em ở lại luyện viết. Cô cầm tay em viết từng nét chữ và em đã không phụ lòng mong đợi của cô, cuối học kì I chữ em đã đẹp nhất lớp.
Hồi tháng ba năm ấy, mẹ em đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài còn bô” em lại đi làm ở trong miền Nam, thỉnh thoảng mới về. Em phải sang ở cùng bà ngoại, vì đây là lần đầu tiên em phải xa cả bô” cả mẹ nên em rất buồn. Hằng ngày đến lớp em chỉ biết khóc, nhưng cô giáo Linh và các bạn đã gần gũi, động viên em. Cô còn ôm em vào lòng và nói:
- Bô mẹ em phải đi làm xa để kiếm tiền cho em ăn học. Nếu em thương bô” mẹ thì phải ngoan, học giỏi để bô” mẹ vui lòng nhé.
Tấm lòng của cô đã giúp em vượt lên. Trong lớp, em luôn được sự quan tâm đặc biệt của cô và các bạn. cổ cũng đã trỏ thành người mẹ thứ hai của em, lúc nào cô cũng quan tâm, chăm sóc em. Thỉnh thoảng cô lại đến nhà chơi,
thăm hai bà cháu em. Đế không phụ lòng bô” mẹ, thầy cô, năm lốp hai và trong cả cấp tiểu học, em đã trở thành học sinh giỏi và luôn được đi thi vở sạch chữ đẹp. Cô không chỉ quan tâm chăm sóc em mà cô còn quan tâm, chăm sóc tất cả học sinh trong lớp. Mỗi khi có bạn nào làm việc gì sai trái, cô không phạt mà chỉ nhắc nhở chúng em lần sau không được tái phạm nữa và cô rất buồn. Tuy không bị cô phạt nhưng từ khi cô làm chủ nhiệm, lốp chúng em trở thành một lớp ngoan, học giỏi nhất trường, cả lớp chúng em, ai cũng yêu mến cô Linh.
Năm cô chủ nhiệm lớp cũng là năm cuối cùng cô dạy học. Sau năm đó, cô nghỉ hưu và cô về nhà trồng rau, chăm sóc các con vật nuôi. Có lẽ vì quá yêu nghề dạy học nên cô đã không lập gia đình và sông độc thân trong một ngôi nhà nhỏ. Tuy đã bôn năm trôi qua nhưng mỗi khi lễ, tết chúng em thường rủ nhau đến thăm cô. Chúng em luôn tự hứa là mình sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng.
(Trần Thanh Huyền, Trường THCS Chu Văn An, TP. Thái Nguyên)
NHẬN XÉT
- Bài văn được kể theo một chuỗi sự việc. Sự việc, chi tiết, hành động của nhân vật cô giáo được lựa chọn, kể lại giản dị, chân thật, gây ấn tượng mạnh mẽ. Cô giáo luôn nhắe nhở, kèm cặp em (nhân vật xưng “em”), luyện chữ để em từ chỗ viết chữ xấu trở thành viết đẹp nhất lớp, cô gần gũi động viên em vươn lên khi gia đình gặp khó khăn, cô nghiêm khắc mà độ lượng, cô dìu dắt đưa lớp trở thành lớp ngoan, học giỏi nhất trường…
- Văn bản có bô” cục mạch lạc, chặt chẽ. Mở bài và kết bài khá tốt.
- Lời kể khá tự-nhiên, trong sáng.
Theo Nhungbaivanhay.vn