Thuyết minh tác giả Nguyễn Du (bài 4)


Thuyết minh tác giả Nguyễn Du (bài 4)

Hướng dẫn

  • Mở bài:

Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một nhà thơ kiệt xuất, một nhà văn hóa lỗi lạc, một Danh nhân văn hóa thế giới. Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mang lại cho nền văn học Việt Nam một tiếng vang lớn chưa từng có từ cổ chí kim. (Thuyết minh về Nguyễn Du). Truyện Kiều trở thành một báu vật, một niềm tự hào thiêng liêng của dân tộc ta từ bao đời nay.

  • Thân bài:

Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Thiên, quê huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Quê Nguyễn Du vốn là một miền đất địa linh nhân kiệt, có nhiều anh tài xuất thế.

Xuất thân:

Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quan lại có truyền thống văn chương xuất sắc. Cha ông là Nguyễn Nghiễm, một tể tướng triều đình. Mẹ ông là Trần Thị Tần, một phụ nữ nết na, thùy mị, có tài ca hát nổi tiếng trong vùng. Các anh em của ông lớn lên đều làm quan triều đình. Có người làm đến chức thượng công trong triều.

Tuổi thơ lận đận:

Từ nhỏ, Nguyễn Du đã có tướng mạo khôi ngô, tuấn tú. Lên 6 tuổi, ông bắt đầu được học chữ Hán. Nguyễn Du có trí nhớ phi thường. Sách vở chỉ cần xem qua một lượt là nhớ hết. Thầy dạy học Nguyễn Du ai cũng kính nể ông. Lúc Cha còn làm quan trong triều, ông có dịp ra vào trong xung, được chiêm ngưỡng cảnh giàu sang phú quý, tiếp xúc với con em các quan. Cộng với hoàn cảnh gia đình khá giả vinh hoa khiến cho trí học của ông càng thêm dồi dào.

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

Năm lên 11 tuổi, cha ông mất. Hai năm sau, mẹ ông cũng qua đời. Nguyễn Du phải về sống với anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Bố mẹ không còn khiến cho cuộc sống gia đình không còn vinh hoa như trước nữa. Tuy vậy, với địa vị và danh tiếng của gia tộc, Nguyễn Du vẫn còn được mọi người kính trọng.

Vinh nhục quan trường:

Lớn lên, năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ đạt và ra làm quan. Chưa được bao lâu, phong trào Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Du phải chạy trốn về ẩn danh tại quê vợ Thái Bình. Sau khi Tay Sơn thất bại, triều Nguyễn phục hưng, ông lại được bổ nhiệm làm một chức quan nhỏ. Từ đó, ông liên tục được thăng chức nhờ tài năng và thân thế của mình.

Tuy ra làm quan phục vụ triều đình, song Nguyễn Du chẳng lấy làm vui mà càng thêm buồn. Buồn vì thời thế đã thay đổi, lại buồn vì thân phận của mình. Trong ông dằn xé nhiều mâu thuẫn. Ông vừa tận tụy phục vụ triều đình vì muốn tận trung, vừa thất vọng vì nhận thấy sự yếu kém của nó. Nhiều lần, ông dâng biểu cáo lão về quê. Được nhà vua ân chuẩn nhưng một thời gian sau lại bị triệu hồi.

Với tài năng văn chương lỗi lạc, tấm lòng bao dung, hết lòng vì nước, ông rất được nhà vua tin tưởng, giao cho nhiều trọng trách. Tháng 8/1820, ông được nhà vua chỉ định đi xứ Trung Quốc. Nhưng chưa kịp đi thì ông mất tại kinh thành Huế, hưởng thọ 55 tuổi.

Sự nghiệp văn chương:

Nguyễn Du để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn chương đồ sộ bao gồm cả văn chương chữ Hán lẫn chữ Nôm. Ở phương diện nào ông cũng tỏ ra xuất sắc.

Thơ chữ Hán gồm có:

  • Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài thơ. Tập thơ là các bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. Cuộc đời lận đận khiến cho lời thơ Nguyên Du thấm đẫm nỗi buồn trần thế, cảm thương con người. Ông luôn dành cho con người bất hạnh những lời cảm thông và ngợi ca tha thiết nhất.
  • Nam trung tạp ngâm: gồm 40 bài thơ. tập thơ được viết lúc ông làm quan ở Kinh đô và Cai bạ ở Quảng Bình. Đây là thời kì buồn bã vì tài năng không được trọng dụng lại vì thói đời ganh tị, lòng người đa đoan, cùng với sự xung đột trong ý thức khiến cho lời thơ đầy phẫn uất.
  • Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài thơ. Tập thơ viết trong chuyến đi xứ Trung Quốc. Dù phấn chấn hơn nhưng với tấm lòng thương người, cảm động trước nghịch cảnh, thấu suốt tình đời khiến cho lời thơ của ông vừa cảm khái vừa chất chứa nỗi đau trần thế. Có thể nói, Bắc hành tạp lục đã rất thành công khi biểu đạt thành công nỗi lòng Nguyễn Du trước cuộc đời.

Nguyễn Du thành công hơn cả ở mảng thơ Nôm. Có thể nói thơ Nôm đến thời Nguyễn Du đã đạt được bước phát triển rực rỡ chưa từng có. Ông còn để lại các tập thơ tiêu biểu, làm nức danh nền thơ thế kỉ 18:

  • Văn tế thập loại chúng sinh. Đây là bài văn dài, viết theo kiểu biền ngẫu, thể hiện nỗi lòng của Nguyễn Du trước những số phận khác nhau trong cuộc đời con người đầy rẫy đau thương.
  • Văn tế Trường Lưu nhị nữ. bài văn ghi lại suy nghĩ của Nguyễn Du khi gặp lại hai cô gái trường Lưu trong một làn nghe hát. Thời gian nghiệt ngã đã xô đẩy đời người đến những bước đường phiêu dật khủng khiếp.
  • Đoạn trường tân thanh. Nhân gian thường gọi là Truyện Kiều. Truyện kể về cuộc đời đầy đau thương của nhân vật Thúy Kiều, qua đó thể hiện lòng yêu thương con người vô hạn của Nguyễn Du trước những bất công của cuộc đời nghiệt ngã. Truyện Kiều là tuyệt phẩm xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay.
  • Ngoài ra, còn có các tác phẩm khác cũng hết sức có giá trị.
Xem thêm:  Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Với Kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nâng ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao chưa từng có. Thể thơ lục bát dân tộc cũng được kiện toàn sâu sắc.

  • Kết bài:

Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hoà bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hoá thế giới. Nhà lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng ở làng quê ông xã Tiên Điền. Trường viết văn để đào tạo những cây bút mới mang tên ông. Tên tuổi và sự nghiệp văn học của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta qua mọi thời đại.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan